Bài Văn Phân Tích Bài Thơ Tràng Giang Hay Nhất

 

  • Dàn ý phân tích bài thơ Tràng giang
  • Mở bài

 

  • Giới thiệu về tác giả Huy Cận và đặc điểm thơ ông
  • Giới thiệu và bài thơ Tràng giang
  1.        Thân bài
  1. Khổ 1: Cảnh vật trên sông và tâm tư của nhà thơ
  • Sóng gợn Tràng giang buồn điệp điệp” từ láy “ điệp điệp” kết hợp với một hình ảnh thường thấy trên sông “ sóng gợn” : gợi cho ta thấy hình ảnh con sóng cũng là nỗi buồn tâm trạng của nhà thơ.
  • Trên nền không gian rợn ngợp ấy lại xuất hiện những sự vật nhỏ bé:
  • “ Con thuyền xuôi mái” : thể hiện sự lênh đênh, trôi nổi
  • “ Thuyền về nước lại”: Thuyền với nước vận động ngược chiều nhau, thuyền về nước lại gợi lên sự cô đơn, chia ly, tan tác.
  • “ Củi một cành khô lạc mấy  dòng”: gợi lên sự bé nhỏ, lạc lõng cô đơn giữa không gian rợn ngợp và bao la rộng lớn của dòng sông.
  1. Khổ 2: Sự cô quạnh, hoang vắng của cảnh vật và nỗi buồn của thi nhân
  • Không chỉ có hình ảnh thiên nhiên, sự vật bức tranh Tràng giang nay còn có thêm hình ảnh của con người nhưng thiên nhiên vẫn hoang sơ, cô quạnh
  • Cảnh phiên chợ: một âm thanh xao xác mơ hồ của phiên chợ chiều tàn. vọng lại.
  • Không gian “ cồn nhỏ” thể hiện sự vắng lạnh, thưa thớt hoang vu
  • Có sự xuất hiện của gió nhưng là rất nhẹ  “ đìu hiu”(từ láy)
  • Không gian được mở rộng ở nhiều chiều kích khác nhau như: rộng, dài, sâu
  • “ Sâu chót vót” : thể hiện không gian bao la vừa cao chót vót lại vừa sâu thăm thẳm
  • Con người trở nên nhỏ bé, cô đơn trước không gian rộng lớn: “ Sông dài, trời rộng, bến cô liêu”
  1. Khổ 3: Nỗi buồn, cô đơn đến lạc lõng đến tột cùng của nhà thơ trước cuộc đời
  • “ Bèo dạt về đâu hàng nối hàng”: đó là nỗi buồn hợp tan trước cuộc đời, ẩn chứa sự mong manh, hợp rồi lại tan. Nỗi buồn lan tỏa thấm sâu vào tâm hồn trí tuệ của các thanh niên tri thức lúc bấy giờ – mất nước, bế tắc mang tâm trạng hoang mang trước cuộc đời cũng như những cánh bèo trôi dạt.
  • “ Mênh mông không một chuyến đò ngang/Không cầu gợi chút niềm thân mật”, từ “ đò”“ cầu” là phương tiện để kết nối đôi bờ với nhau. Nhà thơ đã dùng cấu trúc phủ định “ không.. không” nó thể hiện sự tuyệt vọng, phủ định sự gắn bó hoàn toàn của con người với tự nhiên, tạo sự xa cách, chia lìa, không gắn kết. Nhà thơ chỉ muốn có một sự gắn kết với tự nhiên qua “ một chút đò ngang”  hay chính là ước muốn của nhà thơ muốn gắn bó với cuộc đời cũng không được. Chỉ còn lại “bờ xanh” với “ bãi vàng” cứ lặng lẽ, bao trùm cả không gian.
  1. Khổ 4: Nét đẹp kì của thiên nhiên và nỗi nhớ quê hương da diết của nhà thơ.
  • Một cảnh hoàng hôn đậm Đường thi: “Lớp lớp mây cao đùn núi bạc/ Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa”. Tràng giang hiện ra với vẻ đẹp tráng lệ “lớp lớp” những tầng mây trôi về phía chân trời rồi đùn lên thành núi mây. Và trong ánh nắng của hoàng hôn đã sáng lên màu bạc – núi bạc.
  • Trong không gian ấy, nhà thơ bỗng thấy nhớ nhà quê hương da diết: Huy Cận thấy không gian hoang vắng, gợn sóng nên gợi đến nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương trong ông.
  1.  Kết bài
  • Nội dung; Bài thơ làm nổi bật lên vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên, cái sầu của nhà thơ trước sự rợn ngợp của thiên nhiên và tha thiết gắn bó với quê hương đất nước.
  • Nghệ thuật : kết hợp hài hòa giữa cổ điển và hiện đại, ngôn ngữ giàu sắc biểu cảm….
  1.   Phân tích bài thơ Tràng giang

 

  • Mở bài

 

           Huy Cận là một trong những nhà thơ mới tiêu biểu cho phong trào thơ Mới, thơ ông luôn có sự kết hợp giữa yếu tố cổ điển và thi pháp thơ tượng trưng Pháp. Và bài thơ Tràng giang là một trong những bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ ông, bài thơ làm nổi bật lên được vẻ đẹp thiên nhiên, tâm trạng buồn trước cuộc đời  và nỗi nhớ quê hương da diết của nhà thơ.

  1. Thân bài

          Ngay từ khi đọc bài thơ, người đọc bắt gặp nhan đề “ Tràng giang” có nghĩa là sông dài, nhà thơ đặt tên như vậy để tránh trùng lặp với con sông Trường Giang của Trung Quốc, hai âm “ ang ang” gợi lên một hình ảnh dòng sông rộng. Kết hợp với lời đề từ “ Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài” đã gợi lên sự xa cách cùng nỗi buồn sự cô đơn, chia lìa. Khi đọc đoạn thơ thứ nhất, ta bắt gặp một không gian rộng mênh mông, vắng lặng, có biết bao nhiêu con sóng trên sông xô đuổi nhau như chính tâm trạng của thi nhân vậy. Từ láy “ điệp điệp” kết hợp với hình ảnh thường bắt gặp trên sông “ sóng gợn” vừa là hình ảnh sông và cũng chính là tâm trạng buồn của nhà thơ.Trên nền không gian rợn ngợp ấy lại xuất hiện những sự vật nhỏ bé “ Con thuyền xuôi mái” thể hiện sự lênh đênh, trôi nổi, rồi hình ảnh

“ Thuyền về nước lại”: Thuyền với nước vận động ngược chiều nhau, thuyền về nước lại gợi lên sự cô đơn, chia ly, tan tác. Không gian vốn đã rợn ngợp, cảnh vật nhỏ bé nay càng nhỏ bé hơn trước hình ảnh “ Củi một cành khô lạc mấy  dòng”: gợi lên sự bé nhỏ, lạc lõng cô đơn giữa không gian rợn ngợp và bao la rộng lớn của dòng sông.Qua khổ thơ đầu tiên, cho ta thấy sự đối lập giữa một bên là không gian bao la rộng lớn của Tràng giang và một bên là hình ảnh con người nhỏ bé đã gợi lên được nỗi buồn, cô đơn của nhà thơ trước cảnh thiên nhiên rộng lớn.

Nếu như khổ thơ đầu tiên làm nổi bật lên sự rộng lớn của thiên nhiên, tâm tư của nhà thơ thì sang khổ thơ thứ hai đã khắc hoạt một cách sâu sắc sự hoang vắng, cô quạnh của cảnh vật và nỗi sầu của nhà thơ. Bức tranh thiên nhiên Tràng Giang có sự xuất hiện của làng, chợ âm thanh từ xa vọng lại có hơi hướng của con người nhưng vẫn vắng vẻ, hắt hiu. Cảnh vật hiện ra không gian “cồn nhỏ” thể hiện sự vắng lặng, thưa thớt hoang vu, và thiếu sự kết tinh, quy tụ “lơ thơ”, hơn nữa không gian còn có sự xuất hiện của gió nhưng là rất nhẹ được thể hiện qua từ láy “ đìu hiu”. Không chỉ vậy,Không gian được mở rộng ở nhiều chiều kích khác nhau như: rộng, dài, sâu. “ Sâu chót vót” : thể hiện không gian bao la vừa cao chót vót lại vừa sâu thăm thẳm, không gian như vụt lớn hơn, từng tia nắng chiếu xuống khoảng sâu thăm thẳm. Trước khoảng không ấy, con người trở nên nhỏ bé, cô đơn trước không gian rộng lớn: “ Sông dài, trời rộng, bến cô liêu”. Cái tôi trữ tình của nhà thơ chỉ là một linh hồn nhỏ, cô đơn, lạc lõng giữa không gian ấy. Nỗi buồn của nhà thơ hòa và từng vần, từng điệu trong câu thơ: lơ thơ, đìu hiu, sâu chót vót… Khổ thơ đã thể hiện sâu sắc nỗi buồn, nỗi cô đơn lan tỏa đến cả tâm hồn của nhà thơ.

Nỗi buồn của thi nhân dường như lên đến đỉnh điểm khi nhà thơ nghĩ đến sự lạc lõng, cô đơn trước cuộc đời. Cảnh vật đã có thêm màu sắc để thay thế cho hình ảnh “ củi một cành khô” là hình ảnh những đám bèo hàng nối hàng trôi dạt gợi lên sự lênh đênh, phiêu bạt, đó cũng là nỗi buồn hợp tan trước cuộc đời, ẩn chứa sự mong manh, hợp rồi lại tan. Nỗi buồn lan tỏa thấm sâu vào tâm hồn trí tuệ của các thanh niên tri thức lúc bấy giờ – mất nước, bế tắc mang tâm trạng hoang mang trước cuộc đời cũng như những cánh bèo trôi dạt. Nhưng trong họ vẫn luôn yêu thiên nhiên, cuộc sống, cuộc đời da diết. Hai câu “Mênh mông không một chuyến đò ngang/Không cầu gợi chút niềm thân mật” sự kết hợp hai từ “ đò” và “ cầu” là phương tiện để kết nối đôi bờ với nhau. Nhà thơ đã dùng cấu trúc phủ định “ không.. không” nó thể hiện sự tuyệt vọng, phủ định sự gắn bó hoàn toàn của con người với tự nhiên, tạo sự xa cách, chia lìa, không gắn kết. Nhà thơ chỉ muốn có một sự gắn kết với tự nhiên qua “ một chút đò ngang”  hay chính là ước muốn của nhà thơ muốn gắn bó với cuộc đời cũng không được “Thuyền không giao nối đây qua đó/ Vạn thở chờ mong một cách buồm”. Chỉ còn lại “bờ xanh” với “ bãi vàng” cứ lặng lẽ, bao trùm cả không gian. Qua khổ thơ đã diễn tả được nỗi buồn cô đơn lạc lõng đến đỉnh điểm giữa cuộc đời, sự giao cảm giữa người với người.

Cuối cùng, Huy Cận khép lại bài thơ vào khoảnh khắc buồn nhất của một ngày, buổi hoàng hôn – một hình ảnh đậm chất Đường thi:  “Lớp lớp mây cao đùn núi bạc/ Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa”. Tràng giang hiện ra với vẻ đẹp tráng lệ “lớp lớp” những tầng mây trôi về phía chân trời rồi “đùn” lên thành núi mây, nhà thơ đã học chữ “ đùn” trong thơ Đỗ Phủ “ Mặt đất mây đùn cửa ải xa”. Và trong ánh nắng của hoàng hôn đã sáng lên màu bạc – núi bạc. Hình ảnh “ chim nghiêng cánh nhỏ” là hình ảnh chim bay liệng  trong buổi chiều hoàng hôn, hình ảnh ước lệ trong thơ cổ, nó ẩn chứa nỗi buồn của thi nhân. Nguyễn Dũ cũng đã từng viết “Chim hôm thoi thót về rừng”. Đó chính là nét đẹp trong thơ Huy Cận sự kết hợp hài hòa giữa cổ điển và hiện đại.Trong không gian ấy, nhà thơ bỗng thấy nhớ nhà quê hương da diết nhà thơ đã mượn ý thơ trong thơ Tô Hiệu, xưa Tô Hiệu thấy khói sóng trên sông nhớ nhà, nay Huy Cận thấy không gian hoang vắng, gợn sóng mà bật lên nỗi nhớ quê hương. Huy Cận đã làm nổi bật lên vẻ đẹp kì vĩ của thiên nhiên và thể hiện nỗi nhớ quê hương da diết.

  1.  Kết bài

Tràng giang là một bài thơ đặc sắc trong thơ mới nói chung và trong thơ Huy Cận nói riêng. Bài thơ thể hiện tâm trạng bơ vơ, lạc lõng của thi nhân trước sự rợn ngợp của không gian thiên nhiên và tấm lòng tha thiết yêu quê hương đất nước của nhà thơ. Đồng thời, bài thơ vừa mang nét đẹp cổ điển và nét đẹp hiện đại đan xen nhau, vẻ đẹp cổ điển mang nét trang nhã, trang trọng, vẻ đẹp hiện đại thể hiện tình yêu quê hương đất nước.

 

      Cảm ơn các em đã tìm đọc bài viết “Phân tích bài thơ Tràng giang” mà trung tâm vừa mới hoàn thành. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học tập và tìm hiểu bài thơ cũng như kiểm tra, nhưng các em không nên sao chép vào bài viết của mình. Nếu các em thấy bài viết hay, hãy like và share nhé.

 

BÌNH LUẬN FACEBOOK

bình luân