Bảng Cân Nặng Thái Nhi Theo Tuần Tuổi

Nếu như bạn biết rằng việc theo dõi bảng cân nặng thai nhi theo tuần tuổi một cách thường xuyên và khoa học sẽ giúp con yêu của bạn phát triển tốt nhất.

 

Là một người mẹ chắc hẳn bạn luôn quan tâm tới cân nặng của thai nhi trong bụng, chiều cao cùng các chỉ số thống kê, hàng ngày bạn luôn muốn ngắm nhìn các chỉ số đó giống như ngắm nhìn đứa con yêu của mình lớn lên từng ngày. Việc siêu âm cho bạn biết chính xác về các thông số kia thế nhưng làm thế nào để bạn biết được con vẫn đang phát triển bình thường và khỏe mạnh. Chính bởi vậy, blog kiến thức sẽ cung cấp cho các mẹ bảng cân nặng thai nhi theo tuần tuổi để các mẹ yên tâm và có biện pháp bổ sung chất dinh dưỡng, thay đổi thói quen sinh hoạt để giúp thai nhi phát triển tốt nhất.

I. Bảng Cân Nặng Thai Nhi Theo Tuần Tuổi

Bảng Cân Nặng Thai Nhi Theo Tuần Tuổi

Nhờ các tiến bộ khoa học giờ đây với vài phút siêu âm là bạn có thể biết rõ cân nặng và chiều dài của em bé trong bụng, thế nhưng, mỗi thai nhi là một sự phát triển độc lập, không trẻ nào giống trẻ nào, việc theo dõi theo bảng cân nặng thai nhi năm 2018 là việc cần thiết nhưng nó chỉ mang tính tham khảo, con bạn không nhất thiết đạt chuẩn theo các chỉ số đó, bé có thể được phép giao động trong mức có thể.

Thế nhưng, cho dù sự phát triển là khác nhau ở mỗi bào thai thì các nhà nghiên cứu cũng đưa ra chuẩn mực cho sự phát triển về cân nặng và chiều dài. Khi bé của bạn đang ở mức thấp hơn nhiều so với các mốc ở bảng thì bạn hãy thay đổi lại chế độ dinh dưỡng rồi theo dõi tiếp nhé.

Ngay từ những ngày đầu hình thành cho tới tuần thai thứ 20 bởi do cấu trúc và tư thế nằm cuộn trong bụng mẹ nên chỉ số chiều dài của thai nhi chỉ được tính từ đầu tới mông bé, chân của bé lúc này cuộn tròn. Nhưng các me đừng lo lắng, trong nủa sau của thai kỳ bé sẽ đổi tư thế và các chỉ số này sẽ được đo chính xác ngay thôi.
Để có thể yên tâm nhất khi mang thai thì các mẹ, thậm chí các ông bố cũng nên giúp mẹ theo dõi bảng cân nặng thai nhi chuẩn 2018 để có thể kịp thời có các biện pháp bổ sung dinh dưỡng hay sinh hoạt đúng cách để giúp con yêu khỏe mạnh.

II. Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Tới Cân nặng Và Chiều Dài Của Thai Nhi

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi, thế nhưng, bài viết này tôi chỉ đề cập tới các yếu tố chính giúp bạn hình dung rõ nhất.

1. Yếu Tố Di Truyền

Có thể nói, yếu tố di truyền ảnh hưởng trực tiếp và rõ nhất tới cân nặng cũng như chiều dài của thai nhi, thế nhưng các chỉ số khi còn  trong bụng mẹ cũng không quá rõ ràng mà phải sau khi trẻ ra khỏi bụng mẹ. Ở giai đoạn thai nhi, nếu bố mẹ có thể trạng to cao thì đa phần thai nhi có chiều dài đạt trên trung bình hoặc cao hơn. Các chỉ số thai nhi theo tuần cũng có thể tốt hơn các đứa trẻ khác.

2. Yếu Tố Sức Khỏe Mẹ Bầu

Sức khỏe của mẹ bầu cũng ảnh hưởng rất nhiều tới việc tăng cân của thai nhi, nếu mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ thì thai nhi có xu hướng cân nặng cao hơn các trẻ khác hoặc cao hơn mức trung bình. Điều này cũng chưa có lý giải chính xác nhất, vậy nên bạn cần có 1 sức khỏe tốt để giúp thai nhi có các chỉ số an toàn nhất.

3. Yếu Tố Vóc Dáng Của Mẹ

Cân nặng và chiều dài của thai nhi còn phụ thuộc vào vóc dáng của mẹ, nếu me có vóc dáng cao lớn thì thai nhi sẽ có chỉ số chiều dài tốt hơn và ngược lại. Với chỉ số cân nặng yếu tố này ít ảnh hưởng.
Bạn cũng không nên lo lắng nếu như bản thân có vóc dáng khiêm tốn, bởi thực tế không có điều gì chứng minh nó chính xác, bạn vẫn có thể mang thai một em bé đủ cân nặng, chiều dài như bao bé khác ngay cả khi vóc dáng bị hạn chế.

4. Yếu Tố Thứ Tự Sinh Con

Theo kinh nghiệm và khảo sát thì con đầu thường nhỏ hơn con thứ, hãy nhớ rằng nó chỉ là tương đối, rất nhiều con thứ lại nhỏ hơn con đầu, với các trường hợp sinh quá dày lại càng có xu hướng con thứ nhỏ hơn con đầu. Điều bạn cần làm là theo dõi bảng cân nặng thai nhi chuẩn Việt Nam để có phương pháp hợp lý nhất.

5. Yếu Tố Số Lượng Thai Nhi

Với các trường hợp thai đôi hoặc đa thai sẽ có xu hướng cân nặng thấp hơn các bé thai 1, nếu như bạn thấy 1 người sinh đôi mà 2 bé đều nặng trên 3kg thì đó cũng là việc rất bình thường nhé. Mọi thứ đều ở mức tương đối mà thôi.

III. Mức Tăng Cân Phù Hợp Cho Các Bà Bầu

Mức Tăng Cân Phù Hợp Cho Các Bà Bầu

Ngoài việc theo dõi theo bảng cân nặng thai nhi các bà mẹ cũng cần chú ý tới mức tăng cân của bản thân trong suốt thời kỳ mang thai. Cân nặng của mẹ bầu cùng với mức tăng cân cũng ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ. Nếu mẹ tăng cân quá ít thì rất có thể thai nhi không có đủ chất dinh dưỡng nhưng nếu tăng quá nhiều cũng khiến con có cân nặng cao khiến cho việc sinh khó và thường phải mổ.
Thực tế có rất nhiều mẹ bầu trong 5 tháng đầu tăng ít hoặc gần như không tăng thậm chí bị giảm do thai nghén, các mẹ ăn rất khó hoặc ăn lại kèm theo nôn. Các mẹ đừng quá lo lắng, đây là biểu hiện khá bình thường và nếu không tăng cân giai đoạn này bé yêu vẫn phát triển bình thường nhé, điều mẹ cần làm là cố gắng bổ sung thêm sữa hay các thức ăn dễ tiêu hóa.
Theo nhiều nghiên cứu của các chuyên gia, mẹ nên tăng từ 9 tới 13  trong giai đoạn mang thai sẽ là mức tăng cân lý tưởng cho mẹ bầu giúp thai nhi có sự phát triển tốt nhất. Con số này sẽ thay đổi nếu mẹ mang thai đôi là 16 – 20kg tùy thể trạng của mẹ. Mức tăng cân sẽ chia theo 2 giai đoạn.
  • Giai đoạn 1 (3 tháng đầu): Trong giai đoạn này mẹ bầu nên tăng từ 1.5 tới 2kg là lý tưởng bởi đây là giai đoạn thai nhi mới hình thành và chưa cần quá nhiều dinh dưỡng. Với các mẹ không tăng cân giai đoạn này cũng đừng quá lo lắng nhé.
  • Giai đoạn 2 (Thai kỳ giữa và cuối): Trong giai đoạn này mẹ bầu nên tăng từ 1 tới 2kg/tháng. Các mẹ thừa cân nên chú ý hạn chế ở mức từ 200 tới 300g/tuần sẽ giúp mẹ tránh được việc tăng cân quá nhiều sẽ khiến cho bé dễ sinh non hoặc mẹ khó xuống cân.

IV. Lời Khuyên Cho Các Mẹ Bầu Có Thai Kỳ Khỏe Mạnh

Có thể bạn chưa biết, việc thai nhi thiếu cân sẽ có nguy cư ngạt thở khi sinh, thai nhi sẽ có thể kém về sức đề kháng khiến cho chúng dễ bị các bệnh như: Hạ đường huyết, viêm phổi ngay cả khi sinh đủ ngày. Không chỉ vậy, các trẻ khi sinh thiếu cân còn bị giảm về chỉ số IQ, khả năng vận động. Đối với những trẻ có cân nặng quá lớn lại rất dễ măc các bệnh như tiểu đường, khó sinh thường….Chính bởi vậy, để có một thai kỳ khỏe mạnh các mẹ cần:

1. Khám Thai Định Kỳ

Việc khám thai định kỳ giúp theo dõi cân nặng thai nhi theo tuần, chiều dài cũng như mức tăng theo tuần, tháng của thai nhi, giúp bác sỹ phát hiện sớm các bất thường để kịp thời xử lý.

2. Xây Dựng Một Chế Độ Ăn Đầy Đủ Dinh Dưỡng

Dinh dưỡng của mẹ ảnh hưởng trực tiếp lên thai nhi, chính bởi vậy bạn cần có một chế độ ăn đầy đủ các chất cần thiết cho bé ngay từ trong bụng, các nhóm chất, vitamin cần thiết, đa dạng các loại thức ăn giúp cho thai nhi tránh được việc kém ăn sau sinh. Bổ sung các thực phẩm như thịt bò giúp tăng sắt, các vitamun B12, B6. Đây là các chất giúp cho sự phát triển của bộ não.

Hạn chế ăn các loại bánh kẹo bởi chúng khiến cho mẹ bầu tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ, nếu ốm nghén các mẹ nên thay bánh kẹo bằng các loại hoa quả nhiều vitamin, uống đủ nước mỗi ngày để đảm bảo lượng nước ối cần thiết.

3. Thường Xuyên Vận Động

Vận động lành mạnh, đi bộ, tập yoga ….vô cùng tốt cho các mẹ bầu, nó giúp các mạch máu lưu thông tốt từ đó giảm các hiện tượng tê chân tay, vận động còn giúp các mẹ thấy khỏe khoắn, ăn ngon, ngủ tốt, thuận tiện cho quá trình sinh nở. Ngoài theo dõi kỹ bảng cân nặng thai nhi thì tập luyện các môn thể thao chuyên dụng cho mẹ bầu là cách giúp thai kỳ khỏe me, tốt cho con.

4. Ngủ Đủ Giấc

Rất nhiều mẹ bầu than phiền trong thời kỳ mang thai thường xuyên mất ngủ, đây là hiện tượng phổ biến và nó ảnh hưởng rất không tốt tới thai nhi. Mẹ cần xây dựng chế độ sinh hoạt, làm việc hợp lý đảm bảo đủ giấc, vận động nhẹ hàng ngày để dễ dàng đi vào giấc ngủ.

BÌNH LUẬN FACEBOOK

bình luân