Bảng Tính Tan Hóa Học Lớp 9 Và Cách Học Thuộc Hiệu Quả Nhất

Bạn muốn tìm hiểu về Bảng Tính Tan Hóa Học lớp 9 và cách học thuộc bảng tính tan này một cách hiệu quả nhất? Bài viết sau sẽ cung cấp đầu đủ thông tin về tính tan, bảng và cách học thuộc bảng này một cách hiệu quả nhất.

 

I. Phân Biệt và Nhận biết Chất Tan và Chất Không Tan

bảng tính tan

1. Chất tan trong nước và chất không tan

Ở trong môi trường nước ( h20 ), có những chất tan và có những chất không tan, cũng có chất tan ít, chất tan nhiều

Đặc tính tan của Axit, Bazo và muối

– Axit : Phần lớn các chất axit tan được trong môi trường nước trừ axit Silixic

– Bazo : Hầu hết các bazo không thể tan trong nước trừ một số hợp chất như : KOH, NaOH…

– Muối :

+ Muỗi natri, kali đều tan.

+ Những muối nitrat đều tan.

+ Hầu hết các muối clorua, sunfat đều tan được. Nhưng hầu hết các muốn Cabonat đều không tan

2. Độ tan của một số chất trong môi trường nước

a. Định nghĩa độ tan

Độ tan ( được ký hiệu là S ) của một chất trong môi trường nước là số gam chất đó hòa toan được trong 100 gam nước để tạo ra dung dịch bão hòa ở nhiệt độ xác định

b. Các yếu tổ gây ảnh hưởng đến độ tan

– Độ tan của một chất rắn ở trong nước phụ thuộc và nhiệt độ, trong một số trường hợp nhiệt độ tăng thì độ tan tăng theo. Một số ít thì ngược lại, nhiệt độ tăng thì độ tan giảm

– Độ tan của một chất khí phụ thuộc vào nhiệt độ, áp suất. Độ tan sẽ tăng nếu ta tăng ấp suất và giảm nhiệt độ.

II. Bảng Tính Tan Hóa Học Lớp 9

Nắm bắt được bảng tính tan hóa học có thể giúp ích sỹ tử rất nhiều trong việc giải các bài toán hóa học hóc búa chỉ nhờ vào việc nhận biết các khí, chất kết tủa hay màu sắc sau phản ứng hóa học. Vậy làm thể nào để học thuộc bản tính tan hóa học lớp 9 đơn giản nhất đang là câu hỏi được rất nhiều học sinh quan tâm. Cùng theo dõi ngay bài viết dưới đây để được các gia sư, giảng viên, giáo hiên hàng đầu chia sẻ kinh nghiệm học thuộc bảng tính tan hóa học lớp 9 đơn giản, dễ thuộc nhất nhé

Trong bảng tính tan hóa học, ô có ký hiệu “t” chỉ những hợp chất hóa học tan được tron nước và được tạo bở các ion âm phía trên và các ion dương ben trái. Bảng trên diễn tả tính tan của môt số chất tại 1atm với nhiệt độ phòng ( khoảng từ 293,15K = 25,15oC ). Để rõ hơn hãy xem bảng dưới đây!

Bảng tính tan hóa học tiêu chuẩn

Các ký hiệu trong bảng tính tan hóa học :

– “t” tan ( không kết tủa )

– “k” không tan ( kết tủa )

– “b” bay hơi

– “i” tan ít

– “-” hợp chất không tồn tại hoặc bị nước phân hủy

III. Cách Học Thuộc Bảng Tính Tan Đơn Giản Nhất

Việc học thuộc bảng tính tan tương đối khó và mất nhiều thời gian các em học sinh mới nhớ hết và nhiều khi làm vẫn nhần. Vì thế nhiều phương pháp đã được nghĩ ra để giúp các em dễ hiểu dễ nhớ hơn khi học về bảng tính tan Hóa Học.

Tuy nhiên các phương pháp đó chỉ là biện pháp hỗ trợ, bổ trợ. Việc quan trọng nhất vẫn là ở chính các em học sinh, chịu khó, kiên trì làm nhiều bài tập, nhiều dạng bài về tính tan sẽ giúp các em nhớ lâu và nhớ sâu.

1. Cách 1. Tính tan của muối

Loại muối tan tất cả

là muối ni tơ rat

Và muối a xê tat

Bất kể kim loại nào

*

Những muối hầu hết tan

Là clorua, sunfat

Trừ bạc chì clorua

Bari, chì sunfat

*

Những muối không hoà tan

Cacbonat , photphat

Sunfua và sunfit

Trừ kiềm, amoni.

2. Cách 2. Bài thơ tính tan của các chất hóa học

Bazơ, những chú không tan: Đồng, nhôm, crôm, kẽm, mangan, sắt, chì.

Ít tan là của Canxi

Magiê cũng chẳng điện ly dễ dàng

Muối kim loại I đều tan

Cũng như Nitrat và “nàng” hữu cơ

Muốn nhớ thì phải làm thơ!

Ta làm thì nghiệm bây giờ thử coi,

Kim Loại I, ta biết rồi,

Những kim loại khác ta “moi” ra tìm

Photphat vào nước “đứng im” ( Trừ kim loại I)

Sunphat một số “im lìm trơ trơ”:

Bari, chì với S – r

Ít tan gồm bạc, “chàng khờ” Canxi,

Còn muối Clo – rua thì Bạc đành kết tủa, anh chì cố tan (Giống muối Br, I)

Muối khác thì nhớ dễ dàng:

Gốc S O 3 chẳng tan chút nào! ( Trừ kim loại I)

Thế còn gốc S thì sao? (Giống muối cacbonat)

Nhôm không tồn tại chú nào cũng tan

Trừ đồng, thiếc, bạc mangan,

Thủy ngân, kẽm, sắt không tan cùng chì

Đến đây thì đã đủ thi,

Thôi thì chúc bạn trường gì cũng vô!

3. Cách 3 : Rút gọn của bảng tính tan, dễ học, dễ nhớ

A. Tính tan trong nước của các muối :

1. Các muối axit sau đều dễ dàng tan trong nước (vd: CaHCO3, NaHCO3, KHS, NaHSO3, NaHS …), muối axetat(gốc -CH3COO), muối nitơrat (có gốc =NO3)

2. Các muối cacbonat (gốc =CO3) hầu hết đều không tan trong nước trừ một số muối của kim loại kiềm ( Na2CO3, Li2CO3, K2CO3, …) thì tan được. Riêng một số kim loại như Hg, Fe(III), Cu, Al không tồn tại dạngmuối cacbonat hoặc  bị phân huỷ ngay trong nước

Các muối Photphat (có gốc =PO4) hầu như đều không tan (trừ muối của kim loại kiềm)

Các muối Sunfit ( có gốc =SO3) không tan trong nước (trừ muối của kim loại kiềm) và muối Fe(III) , Al không tồn tại dạng muối sunfit

Gần như các muối Silicat (gốc =SiO3) không tan (trừ muối của kim loại kiềm) và trong đó Ag, Cu, Hg không tồn dưới dạng muối Silicat

3. Gần như tất cả các muối có gố-F, c -Cl, -Br, -I đều tan được trong nước trừ AgCl, AgI, AgBr là không tan được ; PbCl2 tan rất ít và muối AgF không tồn tại

4. Gần như  các muối dạng sunfat (gốc = SO4) đều tan trong nước trừ BaSO4, SrSO4, PbSO4 không tan; Ag2SO4 , CaSO4 ít tan trong nước và Hg không tồn tại dưới dạng muối sunfat

5. Các muối gốc sunfu (gốc =S) đều rất khó tan trừ các muối của kim loại kiềm và kiềm thổ (K2S, Na2S, BaS, CaS…) thì tan được và Mg,Al không tồn tại dưới dạng muối sunfu

B. Tính tan hóa học của bazơ:

Các Bazơ của kim loại kiềm ( Na, Li, K) đều tan, Bazơ của kim loại kiềm thổ tan ít (Ca, Ba). Hợp chất NH¬4OH tan, còn lại đều không tan.

C. Tính tan trong nước của axit:

Gần như tất cả các hợp chất axit đều tan và dễ dàng bay hơi. H2SiO3 thì không tan

 

BÌNH LUẬN FACEBOOK

bình luân