6 Tác Dụng Của Lá Tía Tô Đối Với Sức Khỏe
Tác dụng của lá tía tô đối với sức khỏe con người là điều mà ai cũng biết nhưng cụ thể công dụng của lá tía tô gồm có những gì thì không phải ai cũng biết. Khi dùng lá tía tô cần lưu ý những gì? Hãy tham khảo bài viết sau nhé.
Nội dung bài viết
I. Tác Dụng Của Lá Tía Tô Đối Với Sức Khỏe Con Người
Từ xưa, cha ông ta đã tìm ra rất nhiều loại thảo dược, các loại lá cây có rất nhiều tác dụng hữu ích với con người như : Lá trầu không, tác dụng của lá sung hay tác dụng của lá ổi và lá vối… đặc biệt là lá tía tô.
Tía tô là một loại cây vô cùng quen thuộc đối với cuộc sống thường ngày. Có rất nhiều người sử dụng lá tía tô để ăn, uống nhưng lại không biết thực chất công dụng lá tía tô đối với sức khỏe của con người như thế nào. Sử dụng lá tía tô nhiều có lợi ích hay tác hại gì với sức khỏe không? Nếu bạn còn chưa nắm rõ về tác dụng lá tía tô hãy tham khảo ngay nhé.
Cây tía tô thuộc họ hoa môi, có tên gọi khoa học là Perilla frutescens. Ngoài ra loại cây này còn có một số tên gọi khác là tô ngạnh, tử tô hay tô diệp. Lá tía tô có các đặc điểm: mép hình răng cưa, mọc đối xứng, thường có màu tím hoặc xanh.
Tác dụng của lá tía tô đối với sức khỏe con người
Theo nghiên cứu, lá tía tô chứa khoảng 0,2% tinh dầu nguyên chất và các hydrocarbon, aldehyde, xeton, furan,…với tính ấm, vị cay, nhiều tinh dầu có tính kháng khuẩn và diệt khuẩn cao. Nhờ đó, công dụng của lá tía tô chính là mang lại những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Cùng Bầu Trời Tri Thức tìm hiểu các tác dụng “thần kỳ” này nhé
1. Tía tô có tác dụng chống viêm, dị ứng
Trong thành phần của lá tía tô có chứa acid alpha-lineolic, quercetin, perilla, uteolin và rosmarinic acid. Những thành phần này có thể giảm cytokine gây viêm và viêm da tiếp xúc và ức chế trực tiếp sự phóng thích histamine từ tế bào. Chính bởi vậy mà tía tô rất hiệu quả trong điều trị chứng nhạy cảm, dị ứng theo mùa và hen suyễn.
2. Lá tía tô có công dụng chữa Gout
Với người bị bệnh gout có thể đề phòng căn bệnh này bệnh tái phát rất hiệu quả bằng cách ăn lá tía tô như rau sống trong các bữa cơm hàng ngày. Còn khi lên cơn đau bị sưng tấy lên, công dụng lá tía tô sẽ giúp giảm đau nhanh bằng việc áp dụng một trong hai cách sau: nhai và nuốt loại lá này hoặc uống nước lá tía tô (bằng cách rửa sạch và nấu với với khoảng 300ml nước).
Lá tía tô hỗ trợ chữa bệnh Gout
Xem thêm : Hướng Dẫn 5 Cách Dùng Lá Tía Tô Trị Gout Hiệu Quả Nhất
3. Công dụng lá tía tô để trị dạ dày
Lá tía tô có công dụng điều trị dạ dày bằng cách giảm sự gia tăng axit dạ dày nhờ vào hai thành phần là tanin và glucosid, có tác dụng chống viêm, làm se vết loét ở dạ dày.
Tuy nhiên để đạt hiệu quả tốt nhất trong việc điều trị dạ dày bạn nên dùng ở dạng nước sắc. Bởi khi ở dạng nước cơ thể sẽ hấp thu nhanh hơn; giúp bệnh nhân ăn ngon, ngủ tốt hơn và giảm dịch vị xuống mức bình thường ở những bệnh nhân đau dạ dày.
Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tác dụng của lá tía tô có thể giúp cải thiện tình trạng đầy bụng, bụng sôi và ngăn ngừa trào ngược acid và chống co thắt hiệu quả.
4. Lá tía tô có thêm tác dụng chữa mề đay, mẩn ngứa
Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến việc người bị mề đay, mẩn ngứa như: do côn trùng, nước lạnh, dị ứng thực phẩm, do tiếp xúc ánh nắng mặt trời, do tiếp xúc với khí lạnh,… Trong trường hợp này, chúng ta có thể dùng lá tía tô giã nhỏ và vắt lấy nước uống đồng thời sử dụng phần bã để xát vào chỗ da bị mẩn ngứa, chắc chắn tình trạng ngứa và mẩn nốt sẽ giảm đáng kể giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên hãy nhớ tắm lại bằng nước ấm thật sạch sau khi bã tía tô đã khô đi.
5. Công dụng của lá tía tô trong việc chữa cảm mạo rất hiệu quả
Cảm mạo là những trường hợp nhiễm phải khí hậu trái thường của thời tiết. Nhất là với những người có thể lực yếu vào những lúc giao mùa, thời tiết thời tiết thay đổi bất thường sẽ rất dễ gặp phải chứng bệnh này. Khi đó, lá tía tô chính là “thần dược” để giải cảm, hạ sốt, nhức đầu, ho hen suyễn… Bạn có thể áp dụng một số cách như sau:
+ Nấu cháo tía tô: Lưu ý ăn nóng để mồ hôi toát ra thì việc chữa cảm mạo mới đạt hiệu quả.
+ Uống nước lá tía tô: Lấy một nắm lá tía tô vò nát, cho vào khoảng 500ml nước và đun sôi, sau đó gạn nước trong để uống. Nên uống khi còn ấm nóng xong đi nằm và đắp chăn nghỉ ngơi bạn sẽ thấy cơ thể khỏe hơn rất nhiều.
+ Xông, ngâm chân: Bên cạnh việc ăn cháo hay uống nước tía tô bạn hãy lấy lá tía tô (có thể cho thêm một số loại lá thơm khác) tạo thành nồi lá xông để lau rửa và ngâm chân.
6. Tác dụng lá tía tô với da
Hẳn nhiều người còn chưa biết đến tác dụng lá tía tô đối với việc làm đẹp. Tuy nhiên uống lá tía tô hàng ngày có thể giúp trắng da, tăng độ ẩm và chống lão hóa da. Cách làm là dùng lá tía tô rửa sạch, phơi khô và khi dùng thì pha như pha trà để uống. Đồng thời hãy nấu cành và lá tía tô tươi rồi hòa vào nước tắm (khoảng 3 lần/tuần) để đạt được hiệu quả như mong đợi.
Đối với việc trị mụn, bạn hãy giã nát 1 nắm lá tía tô tươi rồi chà lên vùng da có mụn thịt, mụn cóc. Áp dụng liên tục trong vòng 1 – 2 tháng thì sẽ thấy mụn giảm dần hoặc biến mất hẳn trả lại cho bạn làn da tươi sáng và mịn màng hơn.
Công dụng lá tía tô đối với việc làm đẹp da nhờ vào tinh dầu và hoạt chất trong tía tô có thể tẩy tế bào chết, đào thải cặn bã ra khỏi lỗ chân lông thông qua việc kích thích tuyến mồ hôi và kích thích các mạch máu giúp da mềm mịn, trắng hồng hơn.
Một cách làm đẹp khác với lá tía tô đó là dùng bột tía tô hòa sệt với sữa tươi không đường làm mặt nạ dưỡng da ban đêm. Lưu ý, kiên trì thực hiện 2-3 lần/tuần và trong vòng vài tháng để thấy được sự khác biệt cho làn da.
Xem thêm : Cách Dùng Lá Tía Tô Trị Mụn Thịt, Mụn Cóc, Trứng Cá, Mụn Bọc
II. Lưu Ý Đối Với Những Công Dụng Của Lá Tía Tô
Tác dụng của lá tía tô cũng giống như một vị thuốc mang lại hiệu quả nhanh chóng, tuy nhiên khi sử dụng chúng ta cần lưu ý:
– Người nhiều mồ hôi sử dụng cần thận trọng và không nên dùng tía tô trong trường hợp biij cảm nóng.
– Có thể khiến người mệt mỏi, kém ăn, choáng váng, táo bón,… nếu dùng vị thuốc này lâu ngày.
– Với phụ nữ có thai nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng các phương pháp điều trị từ lá tía tô.
Mách bạn một số mẹo hay khác với lá tía tô:
+ Ăn phải hải sản trúng độc: Giã lá tươi vắt lấy nước, hoặc sắc lá khô và uống khi nước còn ấm.
+ Chữa sưng vú: Tía tô 10 gam sắc lấy thuốc uống, bã còn lại đắp vào vú.