Cách Lập Dàn Ý và Bài Văn Mẫu Phân Tích Nhân Vật Huấn Cao
Hướng Dấn Cách Lập Dàn Ý Phân Tích Nhân Vật Huấn Cao và Bài Văn Mẫu Phân Tích Hình Tượng Nhân Vật Huấn Cao Hay Nhất. Bài văn dự thi học sinh giỏi.
I. Lập Dàn Ý Phân Tích Nhân Vật Huấn Cao
1. Mở bài
– Giới thiệu về tác giả Nguyễn Tuân: là một người nghệ sĩ, nhà văn suốt đời đi tìm cái đẹp.
– Giới thiệu về tập truyện Vang bóng một thời : là một trong những tập truyện xuất sắc của Nguyễn Tuân.
– Giới thiệu về truyện ngắn Chữ người tử tù và nhân vật Huấn Cao.
2. Thân bài
Hình tượng nhân vật Huấn Cao:
a, Huấn Cao là một người nghệ sĩ tài hoa – tài viết chữ đẹp
– Giải thích thế nào là tài viết chữ đẹp? là tài viết chữ thư pháp đẹp đó là một thú vui tao nhã, một nét đẹp văn hóa từ xưa tới nay cần được bảo tồn.
– Tài viết chữ đẹp của Huấn Cao được biểu hiện thông qua lời nói của viên quản ngục:
“ Hay là cái người mà vùng tỉnh Sơn ta vẫn khen cái tài viết chữ rất nhanh và đẹp đó phải không?” đây chính là thái độ ngưỡng mộ, khen của viên quản ngục và thầy thơ lại với Huấn Cao.
+ Từ lâu, viên quản ngục đã ước muốn có được câu đối do ông Huấn Cao viết để treo trong nhà “Chữ ông đẹp lắm, vuông lắm…Có được chữ ông Huấn mà treo là có một vật báu trên đời”
b, Huấn Cao là một người có khí phách hiên ngang và bất khuất
– Huấn Cao là một người hiên ngang bất khuất, được gọi là một kẻ “ chọc trời khuấy nước” điều này khiến cho bọn binh linh trong ngục tù luôn phải sợ “ Xin thầy để tâm cho. Hắn ngạo ngược và nguy hiểm nhất bọn.”
– Khi bị đưa đến trước cửa tù, Huấn Cao ông có một hành động khác hẳn với những người bình thường khác đó là hành động “dỗ gông” nó thể hiện ông là một người có khí phách hiên ngang “Huấn Cao, lạnh lùng, chúc mũi gông nặng, khom mình thúc mạnh đầu thang gông xuống thềm đá tảng đánh thuỳnh một cái…”
– Khi bị đẩy vào trong ngục tù, Huấn Cao vẫn tỏ ra mình là một người hiên ngang, không chịu khuất phục trước viên quan coi ngục, có thái độ khinh thường đối với tên quan coi ngục, ông ung dung nhận rượu thịt của viên quản ngục mà vẫn mắng đuổi viên quản ngục “Ngươi hỏi ta muốn gì?Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây.”
c, Huấn Cao là một người có thiên lương trong sáng, nhân cách cao cả, ca đẹp:
– Huấn Cao còn là người có một thái độ rất rõ với những người xin chữ, không bao giờ vì tiền bạc hay quyền lực mà bán đi cái tài của mình “ Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ”.
– Trước thái độ và hành động của viên quản ngục Huấn Cao rất tôn trọng và cảm mến bởi vậy ông đã quyết định cho chữ trong ngục tù trước đêm mà ông bị xử chém “Nào đâu có một người như thầy Quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ.”
– Huấn Cao là một người rạch ròi trong mọi chuyện, ông không chấp nhận sự xen lẫn giữa cái xấu và cái đẹp, cái thiện và cái ác nên ông đã khuyên viên viên quản ngục “thoát khỏi cái nghề này đi đã rồi nghĩ đến chuyện chơi chữ”
3. Kết bài
– Khái quát về hình tượng nhân vật Huấn Cao là một người tài hoa, khí phách, hiên ngang và có nhân cách cao đẹp.
– Từ nhân vật Huấn Cao nói lên được dụng ý của tác giả: Cái đẹp luôn đi cùng cái tâm, cái thiên lương trong sáng không thể tách rời.
II. Bài Văn Mẫu Phân Tích Hình Tượng Nhân Vật Huấn Cao
1. Mở bài
Nguyễn Tuân được nhắc đến là một người nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp, cùng với một phong cách nghệ thuật độc đáo, sắc sảo và tài hoa. Ông đã để lại cho văn học nhiều kiệt tác trong đó có tập truyện “Vang bóng một thời” đây là tập truyện kết tinh tài hoa nghệ thuật của ông với những nhân vật trung tâm là nho sĩ những con người tài hoa, bất đắc chí và Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù là một nhân vật như vậy.
2. Thân bài
Nếu như chúng ta đã từng đọc những tác phẩm của Nguyễn Tuân thì có thể thấy Nguyễn Tuân là một người nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp vì vật trong những sáng tác của mình ông đã xây dựng nên nhiều hình tượng nhân vật tài hoa nghệ sĩ trong đó Huấn Cao trong Chữ người tử tù là nhân vật điển hình. Huấn Cao trong chữ người tử từ hiện ra trước hết là một con người nghệ sĩ tài hoa – có tài viết chữ đẹp, chữ thư pháp đó là một nét đẹp trong truyền thống văn hóa của dân tộc. Cái này viết chữ đẹp của ông được thể hiện qua lời nói và hành động của viên quản ngục và thầy thơ lại “Hay là cái người mà vùng tỉnh Sơn ta vẫn khen cái tài viết chữ rất nhanh và đẹp đó phải không?” Cái tài của ông được rất nhiều người biết đến vì đây là một cái tài mà rất ít người có thể làm được, phải là một người có thiên lương trong sáng mới có thể viết được những dòng chữ đẹp như vậy. Để tô đậm, khắc họa rõ hơn tài viết chữ đẹp của Huấn Cao, Nguyễn Tuân đã bộc lộ rõ nét qua lời nói, ước muốn cũng như nguyện vọng của viên quản ngục “Chữ ông đẹp lắm, vuông lắm…Có được chữ ông Huấn mà treo là có một vật báu trên đời” Chính cái ước muốn có được chữ của ông Huấn cao mà treo trong nhà của viên quản ngục đó đã khắc họa, tô đậm thêm được tài năng nghệ sĩ của Huấn Cao – tài viết chữ đẹp.
Không chỉ là một người viết chỉ đẹp, có tiếng tắm Huấn cao còn hiện lên là một con người có khí phách hiên ngang, không chịu khuất phục trước cái xấu, cái sai trái điều này khiến cho bọn binh linh trong ngục tù luôn phải sợ “ Xin thầy để tâm cho. Hắn ngạo ngược và nguy hiểm nhất bọn.” Điều đó còn được thể hiện khi ông đứng trước cửa nhà tù có một hành động rất hiên ngang đó là “ dỗ gông” : “ Huấn Cao, lạnh lùng, chúc mũi gông nặng, khom mình thúc mạnh đầu thang gông xuống thềm đá tảng đánh thuỳnh một cái. Then ngang chiếc gông bị giật mạnh, đạp vào cổ năm người sau, làm họ nhăn mặt.” Hành động đó cho thấy ông là một người hiên ngang bất khuất đứng ngay trước cửa nhà tù nhưng không sợ hãi. Khi ở trong tù, đã chịu sự cai quản của quan cai ngục và bọn lính, bị giam cầm nhưng ông không hề sợ hãi, van xin mà còn ung dung nhận rượu thịt của viên quản ngục mà vẫn mắng đuổi viên quản ngục “ Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây.” Chính những hành động đó của Huấn Cao đã cho thấy ông là một người có đầy khí phách, hiên ngang, không chịu khuất phục trước cái xấu, cái ác. Qua đó, cho ta thấy cái tài của Nguyễn Tuân khi xây dựng hình tượng nhân vật.
Nếu chỉ hiện lên là một người có tài hoa, khí phách hiên ngang thì vẫn chưa thể hiện được hết ở con người Huấn Cao mà ông còn được hiện lên là một con người có thiên lương trong sáng, nhân cách cao cả.Ông là một người có sự rõ ràng với những người xin chữ, ông không vì tiền bạc, địa vị hay danh lợi mà cho chữ, bán đi cái tài của mình “ Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ”.
Huấn Cao rất cảm mến trước thái độ và hành động của viên quản ngục đối với mình và sự trân trọng với chữ của mình. Vì vậy ông đã quyết định cho chữ viên quản ngục ngay trước đêm ông bị xử chém “Nào đâu có một người như thầy Quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ.” Hơn nữa Huấn cao còn là một người có thái độ rõ ràng, rạch ròi giữa cái xấu và đẹp, cái thiện và cái ác, ông không để cho chúng hòa quyện vào nhau cho nên ông đã khuyên viên quản ngục “thoát khỏi cái nghề này đi đã rồi nghĩ đến chuyện chơi chữ”. Chính lời khuyên của Huấn Cao với viên quản ngục đã cho thấy ông là một người có thiên lương trong sáng, không bao giờ chấp nhận trước những việc làm sai trái.
3. Kết bài
Qua đó, cho ta thấy Huấn Cao là một con người nghệ sĩ tài hoa, có khí phách hiên ngang và thiên lương trong sáng đó chính là hình tượng về cái đẹp mà Nguyễn Tuân muốn xây dựng. Với ông cái đẹp, cái tâm với cái tài phải luôn đi liền với nhau, không thể tách rời.