15 Tác Dụng Cúa Lá Trầu Không vs Cách Sử Dụng Tốt Nhất

Bên cạnh việc ăn trầu, tác dụng của lá trầu không trong dân gian còn được ví như một loại thuốc điều trị nhiều bệnh như làm lành vết thương, đau khớp, cảm cúm, viêm loét ngoài ra,… Nhiều người vẫn còn thắc mắc lá trầu không có tác dụng gì? Dưới đây là tổng hợp 15 công dụng của lá trầu không mà bạn không nên bỏ qua.

 

Tác Dụng Cúa Lá Trầu Không

Xung quanh chúng ta có nhiều loại lá cây có rất nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe của con người như : Tác dụng của lá tía tô tác dụng của lá sung hay tác dụng của lá ổi và của lá vối… đặc biệt là lá trầu không.

Cây trầu không được trồng hầu hết ở các vùng của nước ta và cả nhiều nước châu Á với mục đích chủ yếu để lấy lá ăn trầu. Tuy nhiên trong lá trầu không có các hoạt tính kháng sinh mạnh, ức chế nhiều chủng vi khuẩn, vì vậy mà trầu không được dân gian sử dụng khá phổ biến.

Cho đến nay không có nhiều tài liệu nói về lá trầu không. Đến năm 1961, Viện vi trùng học tại Phòng đông y thực nghiệm đã thực hiện nghiên cứu và khẳng định về tính chất kháng sinh bay hơi của lá trầu không. Theo đó, tác dụng của lá trầu không được sử dụng trong dân gian để điều trị khá nhiều loại bệnh. Vậy, lá trầu không có tác dụng gì?

I. 15 Tác Dụng Của Lá Trầu Không Đối Với Sức Khỏe Con Người

1. Công dụng làm lành vết thương hiệu quả của lá trầu

Lá trầu không có khả năng làm lành vết thương cực nhanh nhờ có chứa hoạt chất chống oxy hóa. Cách sử dụng: Lấy vài lá trầu rửa sạch, sau đó giã nát và vắt lấy nước bôi vào vết thương. Để vết thương mau chóng lành có thể dùng thêm lá trầu phủ lên rồi băng lại.

2. Tác dụng trị đau khớp nhờ lá trầu

Trong lá trầu không chứa chavicol, là một hoạt chất phenol Lá trầu không cũng có tác dụng tốt trong việc chống viêm vì chavicol, là một hoạt chất phenol giúp giảm đau nhanh chóng. Cách sử dụng: Lá trầu không rửa sạch, giã nát và vắt lấy nước rồi bôi trực tiếp vào vùng khớp bị đau.

Tác dụng của lá trầu không : Trị đau khớp

Tác dụng của lá trầu không : Trị đau khớp

3. Dùng lá trầu trị hơi thở có mùi khá hiệu quả

Công dụng của lá trầu không trong việc trị hơi thở có mùi và ức chế sự phát triển của vi khuẩn ở miệng bằng việc khôi phục độ pH khi nhai lá trầu giúp gia tăng tiết nước bọt, từ đó giúp giảm hôi miệng.

4. Lá trầu với mật ong chữa đau họng khá hiệu quả

Bạn chỉ cần nghiền lẫn lá trầu không với mật ong rồi ngậm là bảo vệ họng khỏi nhiễm trùng do có tính kháng khuẩn và chống viêm.

công dụng của lá trầu không

5. Trị chứng khó tiêu

Công dụng này của lá trầu không được áp dụng bằng cách thoa nước trầu không lên bụng hoặc nhai sống. Lá trầu có tác dụng chống đầu hơi, xì hơi, bảo vệ dạ dày, giảm khó tiêu,…

6. Chữa các bệnh phụ khoa

Nhờ đặc tính kháng khuẩn cực mạnh trong lá trầu không mà rất nhiều chị em đã tự áp dụng chữa phụ khoa bằng loại lá này bởi những lý do:

 Lá trầu không cực kỳ dễ kiếm

 Tiết kiệm chi phí điều trị

 Có thể điều trị tại nhà

 Mang lại hiệu quả cao.

công dụng lá trầu không chữa bệnh phụ khoa

Do đó, nhờ những tác dụng lá trầu không mà nhiều chị em tin tưởng lựa chọn phương pháp tự nhiên này để chữa viêm âm đạo. Chỉ cần ngứa ngáy, khó chịu là có thể tìm lá trầu không đun nước xông hoặc lau rửa.

7. Chữa bệnh trĩ

Trầu không được sử dụng để điều trị viêm loét, nhiễm khuẩn, cầm máu, se búi trĩ,… do đặc tính kháng nấm, kháng sinh, diệt khuẩn tốt bởi vậy mà rất phù hợp với việc điều trị bệnh trĩ.

Cách sử dụng: Rửa sạch đun sôi khoảng 20 lá trầu không với nước trong vòng 10 phút, sau đó cho thêm thìa muối ăn. Bạn có thể dùng nước này để xông hậu môn khi nước còn nóng, khi nước bớt nóng, còn ấm thì dùng để ngâm, đồng thời dùng bã lá cọ rửa vùng hậu môn để đạt hiệu quả tốt nhất.

8. Chữa viêm da cơ địa

Tác dụng của lá trầu không trong việc điều trị hiệu quả viêm da cơ địa khi áp dụng như sau: Lá trầu không sau khi rửa sạch đem giã nát và chà xát lên vùng viêm da cơ địa. Một cách khác là giã nhuyễn lá trầu rồi hãm với một ít nước sôi, vắt nước cốt chà lên vùng da bị bệnh.

tác dụng lá trầu không chữa viêm da cơ địa

9. Trị ho hiệu quả

Lá trầu có thể giúp kháng sinh mạnh, hạn chế viêm nhiễm, làm tan đờm, và điều trị các cơn ho dai dẳng. Cách làm: Lấy vài nụ đinh hương kết hợp cùng lá trầu không và nhục đậu khấu đun sôi uống 3 lần trong ngày.

10. Chữa nước ăn chân

Lấy vài lá trầu không và một ít lá ráy (nếu không có thì thôi) thái nhỏ, cho nước vào đun sôi để nguội rồi ngâm chân.

11. Chữa táo bón

Công dụng trầu không còn giúp chữa chữa táo bón rất hiệu quả và khôi phục độ pH trong dạ dày. Cách làm như sau: Nhai nát vài lá trầu không và nuốt lấy nước (bỏ bã) khi đang đói.

12. Bị bỏng nước sôi

Hơ nhẹ lá trầu không trên lửa cho mềm, sau đó phết 1 lớp thầu dầu lên lá và đặt lên vết bỏng, có thể làm vào ban đêm, sáng sớm dậy thay. Nếu làm ban ngày thì vài giờ thì thay một lần.

13. Lá trầu có thể làm thuốc giảm đau

Nếu không may bị chấn thương, rách, trầy xước da… hãy lấy vài lá trầu không giã nát đắp lên vùng vết thương giúp giảm đau nhanh chóng.

14. Điều trị rối loạn cương dương của nam giới

Trầu không có tác dụng chữa rối loạn cương dương hiệu quả vì khả năng làm giãn mạch máu, chống trầm cảm. Cách làm: Nhai một lá trầu sau mỗi bữa ăn.

15. Giảm cân

Nghe thì có thẻ vô lý, nhưng công dụng của lá trầu không thật sự có thể giảm cân. Bởi lá trầu có lượng chất xơ dồi dào giúp giảm táo bón,  bên cạnh đó giúp tăng bài tiết dịch tiêu hóa, loại bỏ độc tố và nước dư thừa trong cơ thể. Từ đó giúp giảm mỡ cơ thể hiệu quả.

Trên đây là tổng hợp 15 công dụng phổ biến và hiệu quả nhất của lá trầu không đối sức khỏe con người, hi vọng có thể giúp các bạn áp dụng được khi cần thiết.

II. Cách Sử Dụng Lá Trầu Không Cho Tác Dụng Tốt Nhất

1. Làm nước súc miệng chống hôi miêng lại ngừa sâu răng

Đây là phương pháp vừa an toàn lại hiệu quả rất cao trong các vấn đề về răng miệng. Trích lời BS Hoàng Thị Bích Liền (BV Tuệ Tĩnh Hà Nội) khi chọn lá trầu không tốt nhất là bánh tẻ ( là lá không quá già hoặc non ), hái vào khoảng 5h sáng sau đó pha như hãm trà với 3 lá trầu không ta cho 150ml nước nóng rồi súc miệng, ngày khoảng 2 – 3 lần. Trong lá trần có chất khảng sinh tự nhiên giúp trắng răng, diệt khuẩn và khử mùi hôi.

Cách Sử Dụng Lá Trầu Không Cho Tác Dụng Tốt Nhất

2. Dùng lá trầu không chữa cảm lạnh

Dã nhuyễn lá trầu cho vào khăn mặt, nhung vào nước ấm rồi đánh dọc hai bên xương sống. Phương pháp này hiệu quả và an toàn hơn đánh gió.

3. Lá trầu chữa đau bụng

Ăn không tiêu, đau bung do lạnh gây nôn mửa, ợ chua, tiêu chảy : Dùng 2 – 3 lá trầu nhai nuốt lấy nước. Đồng thời hơ nóng 2 – 4 lá trầu rồi đắp lên rốn và băng lại. Để từ 15 – 30 phút.

4. Chữa răng lời có mủ, chảy máu và viêng lợi

Sắc cô đặc lá trầu thành cao, lấy bông tẩm đắp vào vết thương hàng ngày đến khi khỏi.

tác dụng của lá trầu không

5. Ho suyễn dùng lá trầu không

Lấy 4 – 8g lá trầu không ép lấy nước uống

6. Chữa đau đầu bằng lá trầu

Dã nguyễn 7 – 10 lá trầu, lấy nước pha với mật ong và uống. Đồng thời lấy bã đắp vào hay bên thái dương.

7. Chữa rát họng do ho

Lấy 1/4 thìa nước ép húng quế và nước cây bạc hà, gừng tươi, là trầu không với mật ong ngậm.

8. Chữa sưng, đau nhức

Giã nhuyễn lá trầu với ít giấm rồi đắc lên chỗ bị sưng.

9. Chữa bệnh ngoài da hiệu quả

Các bệnh ngoài da như côn trùng đốt, rôm sảy, trẻ bị hăm, hoặc lào, chàm… Giã nhuyễn lá trầu hòa với nước rồi đúng sôi, để nguội và đắp vào vết thương.

Ngoài ra vẫn còn nhiều cách chữa bệnh với lá trầu không, tuy đơn giản những trước khi sử dụng bạn cần tìm hiểu thêm để đạt hiệu quả tốt nhất.

Tổng hợp

 

BÌNH LUẬN FACEBOOK

bình luân