Dàn Ý Bài Văn Phân Tích Bài Thơ Tả Cảnh Ngày Hè

 

  • Dàn ý bài thơ Cảnh ngày hè
  • Mở bài

 

  • Giới thiệu về tác giả Nguyễn Trãi và đặc điểm thơ ông: là một trong những nhà thơ , một bậc anh hùng dân tộc.
  • Giới thiệu bài thơ Cảnh ngày hè: là bài thơ viết theo thể thất ngôn bát cú, là một trong 43 bài thơ trong chùm thơ Bảo kính cảnh giới trích trong tập thơ Quốc âm thi tập.
  1.        Thân bài
  1. Vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên và cuộc sống
  • Thời gian: vào lúc “tịch dương” là chiều tàn, lúc mặt trời sắp lặn..
  • Hình ảnh của bức tranh thiên nhiên cuộc sống: Cây hòe, hoa lựu, hoa sen, cùng với những âm thanh( lao xao chợ cá, dắng dỏi cầm ve)…
  • Sắc thái cảnh vật:
  • “ Hòe lục” : Kết hợp với động từ “ đùn đùn”, hình ảnh “ tán rợp giương” đã gợi lên một hình ảnh hòe lục rực rỡ đang ở độ phát triển tràn đầy sức sống mãnh liệt.
  • Hoa lựu: kết hợp với động từ mạnh “ phun” hướng về sức sống mãnh liệt, những bông hoa lựu đang bung nở hết sức rồi “phun” xuống như những cơn mưa hoa.
  • Hoa sen: “tiễn mùi hương” chỉ một mùi hương thơm ngát kết hợp với tính từ “ngát” gợi lên sự bừng nở, thơm ngát của những bông hoa sen vào mùa hạ.
  • Sắc thái âm thanh:
  • “ Lao xao chợ cá”: đó là một âm thanh đặc trưng của làng chài – mang hơi hướng của con người. Âm thanh từ xa vọng lại dưới sự chú ý của Nguyễn Trãi thể hiện tình cảm của nhà thơ đối với con người.
  • “ Dắng dỏi cầm ve”: gợi lên tiếng ve kêu inh ỏi như tiếng đàn.

=> Bức tranh thiên nhiên, cuộc sống được nhà thơ miêu tả vào lúc chiều tàn nhưng không ảm đạm mà tràn đầy sức sống với những hình ảnh rực rỡ và âm thanh vui tươi.

  1. Vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ
  • Câu 1: Nhịp thơ như chậm lại 1/2/3 thể hiện sự thư thái của nhà thơ khi đón nhận cảnh vật
  • “ Rồi” : thể hiện sự rỗi rãi, một sự hiếm hoi trong tâm hồn con người của nhà thơ thân không nhàn mà tâm cũng không nhàn.
  • Năm câu tiếp theo: nhà thơ đã đón nhận thiên nhiên cuộc sống bằng nhiều giác quan: Thị giác( màu sắc), thính giác( âm thanh tiếng ve kêu..), Khứu giác ( mùi hoa sen nở), liên tưởng( tiếng ve như tiếng đàn), xúc giác( hóng mát)…

=> Thể hiện một tình yêu thiên nhiên vừa nồng nàn lại vừa tinh tế của nhà thơ. Đó chính là cội nguồn sâu xa yêu đời yêu cuộc sống của nhà thơ.

  • Hai câu kết : đó là tấm lòng yêu thương nhân dân của nhà thơ:
  • “Ngu Cầm”: là đàn của vua Ngu Thuấn một bậc minh quân gắn với khúc hát “ Nam Phong” luôn mong muốn cho nhân dân được ấm no hạnh phúc, nhân dân giàu đủ không bị thiếu thốn.
  • Câu 8: câu thơ cuối cùng của bài thơ dường như các chữ thơ đã dồn nén cảm xúc của bài thơ là điểm kết tinh của bài thơ không phải là ở thiên nhiên mà là kết tinh ở con người.

=> Thể hiện niềm khao vọng của nhà thơ về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc, đầy đủ cho người dân( dân giàu đủ) và đó còn phải là một cuộc sống ấm no, hạnh phúc giàu đủ cho khắp mọi nơi,mọi người dân ( khắp đòi phương).

  1.       Kết bài
  • Khái quát về bài thơ: Bài thơ thể hiện tình yêu của nhà thơ với thiên nhiên, đất nước đồng thời là khát vọng sâu sắc mãnh liệt về một cuộc sống giàu đủ, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân khắp mọi nơi.
  • Nghệ thuật: sử dụng nhiều từ láy( đùn đùn, lao lao…) cùng với thể thơ thất ngôn bát cú đường luật, ngôn ngữ giản dị đã góp phần khắc họa sâu sắc tư tưởng yêu thiên nhiên đất nước con người của nhà thơ.
  1.      Phân tích bài thơ Cảnh ngày hè

 

  • Mở bài

 

           Nguyễn Trãi là một con người toàn tài, ông không chỉ là một người giỏi về quân sự thì ông còn là một nhà văn , nhà thơ lớn. Bài thơ Cảnh ngày hè là một trong những bài thơ Nôm trích trong tập thơ Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi, bài thơ Cảnh ngày hè là một trong những bài thơ tiêu biểu của ông về cảnh thiên nhiên và vẻ đẹp của con người khát khao về một cuộc sống tốt đẹp, ấm no, hạnh phúc cho mọi người.

  1. Thân bài

          Mở đầu bài thơ ta bắt gặp một hình ảnh thiên nhiên và con người vô cùng rạo rực, tràn đầy sức sống. Cảnh thiên nhiên được nhà thơ miêu tả vào lúc mặt trời đang sắp lặn, đó là cảnh chiều tàn “tịch dương”, hình ảnh thiên nhiên cuộc sống ngày hè còn được hiện ra qua cây hòe, hoa lựu, hoa sen, cùng với những âm thanh của cuộc sống con người: lao xao chợ cá, âm thanh của tự nhiên :dắng dỏi cầm ve…. Mỗi cảnh vật đều mang trong mình một sắc thái riêng biệt tạo nên bức tranh thiên nhiên và con người đặc sắc, rực rỡ hình ảnh ”Hòe lục” : Kết hợp với động từ “ đùn đùn” cùng với hình ảnh “ tán rợp giương” đã gợi lên một hình ảnh thiên nhiên rực rỡ đang ở độ phát triển tràn đầy sức sống mãnh liệt. Hơn nữa hình ảnh hoa lựu kết hợp với động từ mạnh “ phun” hướng về sức sống mãnh liệt, những bông hoa lựu đang bung nở hết sức rồi “phun” xuống như những cơn mưa hoa, Nguyễn Du cũng đã từng viết “ Dưới trăng quyên đã gọi hè/ Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông” thiên về tạo hình sắc hơn là tạo sức sống như trong thơ Nguyễn Trãi. Một hình ảnh không thể thiếu trong những ngày hè đó là hình ảnh “ Hồng liên trì đã tiễn mùi hương” chỉ một mùi hương hoa sen thơm ngát kết hợp với tính từ “ngát” gợi lên sự bừng nở, thơm ngát của những bông hoa sen vào mùa hạ. Không chỉ có hình ảnh thiên nhiên mà bức tranh thiên nhiên rực rỡ tràn đầy sức sống còn có sự xuất hiện của các sắc thái âm thanh“ Lao xao chợ cá”: đó là một âm thanh đặc trưng của làng chài – mang hơi hướng của con người. Âm thanh từ xa vọng lại dưới sự chú ý của Nguyễn Trãi thể hiện tình cảm của nhà thơ đối với con người. Còn âm thanh “ Dắng dỏi cầm ve” đã  gợi lên tiếng ve kêu inh ỏi vào mùa hạ như tiếng đàn. Qua đó, cho ta thấy một bức tranh thiên nhiên, cuộc sống được nhà thơ miêu tả vào lúc chiều tàn nhưng không ảm đạm mà tràn đầy sức sống với những hình ảnh rực rỡ và âm thanh vui tươi.

           Bài thơ không chỉ miêu tả vẻ đẹp thiên nhiên tràn đầy sức sống của mùa hè mà ẩn sâu trong đó là vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ. Câu thơ “ Rồi hóng mát thuở ngày trường” nhịp thơ như chậm đi 1/2/3 đã thể hiện sự thư thái của nhà thơ khi đón nhận cảnh vật, một sự hiếm hoi trong tâm hồn con người của nhà thơ thân không nhàn mà tâm cũng không nhàn. Những câu thơ tiếp theo nhà thơ đón nhận thiên nhiên cuộc sống bằng nhiều giác quan bằng thị giác( đó là  màu sắc thiên nhiên), còn bằng thính giác( đó là âm thanh tiếng ve kêu..), bằng khứu giác ( mùi hoa sen nở), liên tưởng( tiếng ve như tiếng đàn), xúc giác( hóng mát)…Thể hiện một tình yêu thiên nhiên vừa nồng nàn lại vừa tinh tế của nhà thơ. Đó chính là cội nguồn sâu xa yêu đời yêu cuộc sống của nhà thơ.Nếu như các câu thơ trên nói lên vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên, cách nhà thơ cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên ngày hè thì hai câu thơ cuối “ Dẽ có Ngu Cầm đàn một tiếng/ Dân giàu đủ khắp đòi phương” đó là tấm lòng yêu thương nhân dân của nhà thơ ,hình ảnh “Ngu Cầm” đó là đàn của vua Ngu Thuấn một bậc minh quân gắn với khúc hát “ Nam Phong” luôn mong muốn cho nhân dân được ấm no hạnh phúc, nhân dân giàu đủ không bị thiếu thốn. Từ đó,thể hiện niềm khao vọng của nhà thơ về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc, đầy đủ cho người dân( dân giàu đủ) và đó còn phải là một cuộc sống ấm no, hạnh phúc giàu đủ cho khắp mọi nơi,mọi người dân ( khắp đòi phương).

  1.  Kết bài

          Bài thơ đã thể hiện tư tưởng lớn của Nguyễn Trãi một tư tưởng yêu nước thương dân được thể hiện thông qua những rung động trữ tình của nhà thơ trước cảnh thiên nhiên ngày hè rực rỡ. Đồng thời, nhà thơ còn sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật các từ láy: đùn đùn, lao xao….các hình ảnh thơ giàu sắc thái, giàu sức biểu cảm, ngôn ngữ giản dị, xen lẫn giữa từ Hán và điển tích tất… Tất cả đã làm nên một bức tranh thiên nhiên tràn đầy sức sống, thể hiện sâu sắc tấm lòng yêu nước thương dân của nhà thơ.

       

 

      Cảm ơn các em đã tìm đọc bài viết “Phân tích bài thơ Cảnh ngày hè” mà trung tâm vừa mới hoàn thành. Hy vọng bài viết này của trung tâm sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về bài thơ, sẽ giúp cho các em trong quá trình tìm hiểu bài thơ và kiểm tra được tốt hơn. Nhưng các em không nên sao chép vào bài viết của mình. Nếu các em thấy bài viết hay, hãy like và share nhé.

BÌNH LUẬN FACEBOOK

bình luân