Dàn ý bài văn phân tích bài thơ Tây Tiến

  • Dàn ý phân tích bài thơ Tây Tiến
  • Mở bài
  • Giới thiệu tác giả Quang Dũng và phong cách thơ ông
  • Giới thiệu bài thơ Tây Tiến
  1.         Thân bài
  1. Hình ảnh thiên nhiên miền Tây qua nỗi nhớ của nhà thơ( 14 câu thơ đầu)
  • Nỗi nhớ của nhà thơ:
  • Thể hiện qua thán từ: “ ơi” ngân dài da diết, kéo dài ra.
  • “ Nhớ chơi vơi” : Thể hiện một nỗi nhớ không rõ nét, không nhớ tới một đối tượng cụ thể nào.
  • Nhớ về thiên nhiên miền Tây trên những chặng đường hành quân:
  • Hoang sơ, hùng vĩ, dữ dội: Địa danh( Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông), địa hình hiểm trở( dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm, heo hút cồn mây, ngàn thước lên cao…) Gợi lên sự hiểm trở, cheo leo, thể hiện sự gian khổ trên bước đường hành quân của đoàn binh Tây Tiến.
  • Lãng mạn, thơ mộng: Mường lát hoa về, Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi, gợi lên một âm điệu nhẹ nhàng, tạo nên không gian rộng lớn huyền ảo của núi rừng Tây Bắc.
  • Hình ảnh đoàn quân Tây Tiến
  • Người lính: “ Anh bạn dãi dầu không bước nữa/ Gục lên súng mũ bỏ quên đời” gợi lên sự gian khổ khắc nghiệt nhưng cũng làm nổi bật lên sự mạnh mẽ, bản chất ngang tàn của người lính. Hình ảnh người lính còn được hiện ra qua sự chống chọi với thiên nhiên dữ tợn: oai linh thác gầm thét, Mường Hịch cọp trêu người…. Bên cạnh nỗi vất vả đó, người lính được người dân hết lòng giúp đỡ, thắm tình quân dân:” Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”

=>Qua đó, thể hiện sự gian khổ của người lính trên bước đường hành quân và tình cảm của người dân dành cho bộ đội.               

  1. Đêm liên hoan lửa trại trong tình quân dân( 8 câu thơ tiếp theo)
  • Cảnh liên hoan: Mở ra một cảnh liên hoan tưng bừng, thắm thiết tình cảm quân dân:
  • Màu sắc; lộng lẫy, rực rỡ: bừng lên hội đuốc hoa, xiêm áo…
  • Âm thanh: được thể hiện qua những từ: kìa, khèn lên man mác, nhạc về Viên Chăn…
  • Cuộc chia tay:
  • Cảnh vật: Cảnh vật cũng trở nên mờ ảo, buồn, hắt hiu trước cuộc chia tay giữa người đi và người ở lại: chiều sương ấy, hồn lau nẻo bến bờ….
  • Lòng người: Thể hiện sự lưu luyến không muốn chia xa, nhớ nhung, bịn rịn: “có thấy dáng người trên độc mộc”….
  1. Hình ảnh đoàn binh Tây Tiến ( 8 câu thơ tiếp)
  • Hiện lên với chân dung: không mọc tóc, quân xanh màu lá…..
  • Hiện lên qua tâm hồn: “ Mắt trừng gửi mộng qua biên giới”…..
  • Hiện lên qua lý tưởng: mồ viễn xứ, chẳng tiếc đời xanh…
  • Hiện lên qua phút giây vĩnh biệt:” Áo bào thay chiếu anh về đất” thể hiện sự ra đi nhẹ nhàng, không bi lụy mà đầy lạc quan kiêu hãnh của người lính. Sự ra đi của người lính khiến núi sông phải khâm phục: “ Sông Mã gầm lên khúc độc hành” đó là tiếng khóc vừa đau đớn vừa khâm phục sự ra đi quên mình của người lính.
  1. Lời thề gắn bó với Tây Tiến và miền Tây( 4 câu thơ cuối)
  • Lời thề quyết ra đi vì sự nghiệp thể quốc “ người đi không hẹn trước” những người lính trên bước đường gian khổ của mình không biết sẽ hy sinh bất cứ lúc nào vì vậy mà không hẹn ngày trở về. Trên đường hành quân ấy sẽ phải trải qua rất nhiều gian khổ “ đường lên thăm thẳm”
  • Sự khẳng định lòng mình với Tây Tiến ” Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi” người lính luôn một lòng với Tây Tiến, một lí tưởng lớn lao.
  1. Kết bài
  • Khái quát lại vấn đề: Bài thơ đã làm nổi bật lên được hình ảnh người lính với phẩm chất hào hoa và bi tráng. Bài thơ cũng đã nói lên được chặng đường gian khổ của người lính Tây Tiến đã tải qua cũng như những người lính lúc bấy giờ.
  • Nghệ thuật: Bút pháp lãng mạn kết hợp với cảm hứng anh hùng,Giọng thơ kính cẩn , trang trọng, đau thương… Ngôn ngữ thơ sinh động mới mẻ.
  1. Phân tích bài thơ Tây Tiến

 

  • Mở bài

 

       Quang Dũng được mệnh danh là nhà thơ đa tài, thơ ông luôn phóng khoáng, hào hùng,hồn hậu, lãng mạn. Và bài thơ Tây Tiến là bài thơ tiêu tiểu cho phong cách thơ ông, bài thơ khắc họa rõ nét nỗi nhớ của nhà thơ về đoàn binh Tây Tiến, những dân làng  và những gian khổ, khó khăn thử thách mà đoàn binh đã trải qua trong cuộc hành quân của mình.

  1.       Thân bài

        Mở đầu bài thơ là nỗi nhớ da diết của nhà thơ về thiên nhiên miền Tây. Nỗi nhớ ấy được thể hiện qua thán từ: “ ơi” ngân dài da diết, kéo dài ra không chỉ là “nhớ” mà còn là“ Nhớ chơi vơi” đã gợi lên một nỗi nhớ không rõ nét, không nhớ tới một đối tượng cụ thể nào, cảm giác lâng lâng thật khó tả. Hơn nữa nỗi nhớ còn được thể hiện ở việc nhớ về thiên nhiên miền Tây trên những chặng đường hành quân đó là một thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ, dữ dội: với các địa danh( Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông), địa hình thì trắc trở( Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm/ heo hút cồn mây súng ngửi trời, ngàn thước lên cao…) Gợi lên sự hiểm trở, cheo leo, thể hiện sự gian khổ trên bước đường hành quân của đoàn binh Tây Tiến. Nhưng thiên nhiên không chỉ có khắc nghiệt, khó khăn mà vẫn pha phút lãng mạn, thơ mộng: Mường lát hoa về, Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi….gợi lên một âm điệu nhẹ nhàng, tạo nên không gian rộng lớn huyền ảo của núi rừng Tây Bắc. Nỗi nhớ của nhà thơ không chỉ dừng ở việc nhớ thiên nhiên mà còn nhớ cả hình ảnh đoàn quân Tây Tiến – những người đồng đội của mình“ Anh bạn dãi dầu không bước nữa/ Gục lên súng mũ bỏ quên đời” gợi lên sự gian khổ khắc nghiệt nhưng cũng làm nổi bật lên sự mạnh mẽ, bản chất ngang tàn của người lính. Hình ảnh người lính còn được hiện ra qua sự chống chọi với thiên nhiên dữ tợn: “Chiều chiều oai linh thác gầm thét/ Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người”…. Nỗi vất vả của người lính đã được xoa dịu đi nhờ việc người dân hết lòng giúp đỡ, thắm tình quân dân:”Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói/ Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”. Qua đó, chỉ với ,mười bốn câu thơ đầu tiên đã thể hiện được sự gian khổ của người lính trên bước đường hành quân và tình cảm của người dân dành tặng cho bộ đội.

         Mặc dù gian khổ nhưng những người lính vẫn luôn lạc quan, yêu đời, gắn bó với nhân dân đặc biệt là trong đêm liên hoan lửa trại. Cảnh liên hoan diễn ra tưng bừng và thắm thiết với những màu sắc lộng lẫy, rực rỡ “ Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa/ Kìa em xiêm áo tự bao giờ”, âm thanh cũng làm cho cuộc liên hoan trở nên rực rỡ, ấm áp tình người hơn: khèn lên man mác. nhạc về Viên Chăn…  Cuộc vui nào rồi cũng đến lúc phải chia tay, tình cảm của những người lính và dân làng cũng vậy, cảnh vật cũng trở nên mờ ảo, buồn, hắt hiu trước cuộc chia tay giữa người đi và người ở lại: chiều sương ấy, hồn lau nẻo bến bờ….Trong truyện kiều Nguyễn Du cũng đã từng viết “ Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”, người buồn cảnh vật cũng trở nên buồn lây, những con người ấy không nỡ xa nhau, nhớ nhung, bịn rịn“có thấy dáng người trên độc mộc”…Chỉ với tám câu thơ đã khắc họa rõ nét được tình cảm người lính với những người dân, thể hiện tình quân dân ấm áp không nỡ xa nhau.

       Trên bước đường hành quân của đoàn binh Tây Tiến, hiện ra hình ảnh của người lính hào hùng, hào hoa, bi tráng với chân dung: không mọc tóc, quân xanh màu lá….. tâm hồn thì thơ mộng, lãng mạn để với đi những mệt mỏi, khó khăn trên bước đường hành quân chứ không phải vì vậy mà nhụt ý chí: “ Mắt trừng gửi mộng qua biên giới/ Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”. Những chàng trai Hà Thành ra đi với một lý tưởng cao ngất trời:mồ viễn xứ, chẳng tiếc đời xanh… thể hiện lí tưởng cao đẹp, sẵn sàng vì Tổ Quốc mà chiến đấu hết mình. Hình ảnh người lính còn được hiện lên qua phút giây vĩnh biệt:” Áo bào thay chiếu anh về đất” thể hiện sự ra đi nhẹ nhàng, không bi lụy mà đầy lạc quan kiêu hãnh của người lính. Sự ra đi của người lính khiến núi sông phải khâm phục: “ Sông Mã gầm lên khúc độc hành” đó là tiếng khóc vừa đau đớn vừa khâm phục sự ra đi quên mình của người lính. Qua đó, cho ta thấy một hình ảnh người lính vô cùng phi thường, hào hoa, bi tráng nhưng không bi lụy.

        Cuối cùng, bài thơ kết thúc với lời thề gắn bó với Tây Tiến và miền Tây, giọng thơ có chút buồn nhưng vẫn hào hùng. Lời thề quyết ra đi vì sự nghiệp thể quốc “ người đi không hẹn trước” những người lính trên bước đường gian khổ của mình không biết sẽ hy sinh bất cứ lúc nào vì vậy mà không hẹn ngày trở về. Trên đường hành quân ấy sẽ phải trải qua rất nhiều gian khổ “ đường lên thăm thẳm”. Một hình ảnh xuất hiện trong khổ thơ “ mùa xuân ấy” thể hiện sự vui mừng, hạnh phúc trong những ngày đầu thành lập đoàn binh Tây Tiến. Đoàn quân ra đi với một lòng “ Quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh” sẽ chiến đấu hết mình cùng đồng đội, ra đi không hẹn ngày trở về “ Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”. Chỉ với bốn câu thơ thôi đã khắc họa vẻ đẹp tinh thần người lính sẵn sàng hy sinh vì Tổ Quốc

  1. Kết bài

       Bài thơ đã làm nổi bật lên được hình ảnh người lính với phẩm chất hào hoa và bi tráng, phẩm chất tốt đẹp của người lính, tình cảm thắm tình quân dân . Bài thơ cũng đã nói lên được chặng đường gian khổ của người lính Tây Tiến đã tải qua cũng như những người lính lúc bấy giờ. Đồng thời, bài thơ sử bút pháp lãng mạn kết hợp với cảm hứng anh hùng,Giọng thơ kính cẩn , trang trọng, đau thương… Ngôn ngữ thơ sinh động mới mẻ đã khắc họa sâu sắc thêm được tinh thần người lính.

 

   Cảm ơn các em đã tìm đọc bài viết “Phân tích bài thơ Tây Tiến” mà trung tâm vừa mới hoàn thành. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học tập và kiểm tra, song các em không nên sao chép vào bài viết của mình. Nếu các em thấy bài viết hay, hãy like và share nhé.

 

BÌNH LUẬN FACEBOOK

bình luân