Dàn ý bài văn phân tích bài thơ Từ ấy hay nhất

  • Dàn ý phân tích bài thơ Từ ấy
  • Mở bài

 

  • Giới thiệu nhà thơ Tố Hữu và đặc điểm thơ của ông: là một nhà thơ trữ tình chính trị, mang đậm bản sắc dân tộc.
  • Giới thiệu bài thơ Từ ấy
  1.         Thân bài
  1. Khổ 1: Niềm vui sướng, hạnh phúc khi đón nhận lí tưởng Cách mạng
  • Hai câu thơ : “ Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ/ Mặt trời chân lý chói qua tim”, nhà thơ đã kể lại một kỉ niệm không quên của đời mình
  • “ Từ ấy” là từ chỉ thời gian, đã đánh dấu mốc thời gian quan trọng trong cuộc đời của Tố Hữu đó là được giác ngộ lý tưởng Cách mạng.
  • Các hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng: “nắng hạ” là cái nắng rực rỡ, ấm áp tượng trưng cho lý tưởng Cách mạng, “Mặt trời chân lý” tượng trưng cho lý tưởng Đảng luôn ấm áp, mãi đúng đắn như một chân lý, “tim” đó là tâm hồn, sự nhận thức của con người trước hành động của mình.
  • Việc sử dụng các hình ảnh ẩn dụ tượng trưng kết hợp với các động từ mạnh : “ bừng, chói” đã khẳng định lý tưởng cách mạng luôn sáng ngời, xua tan đi mọi buồn phiền.
  • Hai câu sau: nhà thơ đã sử dụng biện pháp so sánh giữa “ Hồn tôi” với “một vườn hoa lá” đã khẳng định niềm vui sướng của Tố Hữu – một chàng thanh niên khi được giác ngộ lý tưởng cách mạng. Cuộc sống của thi sĩ tràn ngập niềm vui, âm thanh, màu sắc….
  1. Khổ 2: Nhận thức của nhà thơ về lẽ sống, về mối quan hệ với cuộc sống
  • Câu thơ đầu: “ Tôi buộc lòng tôi với mọi người”, nhà thư đã sử dụng động từ “ buộc” thể hiện sự gắn bó tự nguyện mật thiết của nhà thơ với mọi người. Một sự hòa nhập giữa cái “ tôi” và cái “ta” đó chính là quan điểm mới của Tố Hữu.
  • Ba câu thơ sau: Nhà thơ đã sử dụng điệp từ “ gần” kết hợp với hình ảnh : trăm nơi, hồn khổ, khối đời… đã thể hiện sự gắn kết khi cái “ tôi’ chan hòa trong cái “ ta” chung, khi mỗi cá nhân hòa nhập vào cùng một tập thể cùng lí tưởng thì sức mạnh sẽ được nhân lên gấp bội. Một khi sẽ sự đoàn kết sẽ chiến thắng được mọi kẻ thù
  • Nhà thơ sử dụng điệp tử “với” đã khẳng định nhận thức đúng đắn của mình về mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng.
  1. Khổ 3 :Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của Tố Hữu
  • Nhịp thơ đã có sự thay đổi: Chuyển từ nhanh sang chậm, nó thể hiện tâm trạng của nhà thơ, buồn thương cảm.
  • “ Tôi đã” nhận mạnh đồng thời cũng là lời khẳng định, là niềm vui khi ước nguyện bấy lâu nay trở thành sự thực.
  • Nhà thơ đã sử dụng điệp từ “là” kết hợp với các đại từ chỉ thân tộc( con, em anh) đã nhấn mạnh sâu sắc tình cảm yêu thương giữa những người thân ruột thịt, tình cảm gia đình đầm ấm – nhà thơ đã tự cảm nhận được mình là một thành viên trong đại gia đình lao khổ.
  • Từ “vạn” được hiểu là số từ ước lệ, chỉ một số lượng rất đông đảo
  • Cụm từ “ kiếp phôi pha” thể hiện sự vất vả một cuộc đời dãi dầu sương gió, cơ cực của những người dân lao động.
  • Hình ảnh “ không áo cơm cù bất cù bơ “ là hình ảnh những em nhỏ bơ vơ, không chốn dung thân, lang thang kiếm sống.

=>Từ đó, cho thấy một tấm lòng yêu thương dân chúng của nhà thơ trước số phận của những con người nhỏ bé, một sự hòa mình giữa cái tôi và cái ta chung đã làm nên một nét đặc sắc trong thơ Tố Hữu.

  1.         Kết bài
  • Khái quát vấn đề: Bài thơ thể hiện một quan điểm nhận thức đúng đắn về cuộc sống và trong sáng tác của Tố Hữu, nhận thức về mối quan hệ giữa cá nhân với nhân dân cần lao và quần chúng lao khổ.
  • Nghệ thuật: Nhà thơ sử dụng thể thất ngôn bát cú, giọng điệu trang trọng, cách ngắt nhịp, giọng điệu…. đã làm nên nét đặc sắc cho bài thơ.
  1.    Phân tích bài thơ Từ ấy

 

  • Mở bài

 

Tố Hữu là một trong những nhà văn tiêu biểu của văn học hiện đại. Thơ của ông luôn gắn bó sâu sắc và chặt chẽ với những chặng đường cách mạng, đầy gian khó hy sinh, trong những năm tháng đó nhà thơ đã được giác ngộ lý tưởng cách mạng, nhận thức được mối quan hệ giữa cái tôi với cái ta chung. Và bài thơ Từ ấy là một trong những bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ ông, bài thơ thể hiện niềm vui sướng, hân hoan cùng với những nhận thức mới khi nhà thơ được giác ngộ lý tưởng cách mạng.

  1. Thân bài

  Mở đầu bài thơ, đó là niềm vui sướng, hạnh phúc khi nhà thơ được đón nhận lí tưởng Cách mạng. Hai câu thơ đầu tiên “ Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ/ Mặt trời chân lý chói qua tim” nhà thơ đã kể lại một kỉ niệm không quên của đời mình đó là thời gian nhà thơ được giác ngộ lý tưởng cách mạng “ Từ ấy”. Trước thời gian đó, nhà thơ vẫn đi tìm cho mình một lẽ sống lẽ yêu ở đời cũng như nhiều nhà thơ khác “ Vẩn vơ theo mãi vòng quanh quẩn”. Tố Hữu đã sử dụng hình ảnh ẩn dụ “ nắng hạ” chỉ một thứ nắng rực rỡ, ấm áp nó tượng trưng có lý tưởng Cách mạng, “Mặt trời chân lý” tượng trưng cho lý tưởng Đảng luôn ấm áp, mãi đúng đắn như một chân lý, còn“tim” đó là tâm hồn, sự nhận thức của con người trước hành động của mình kết hợp với các động từ mạnh: “ bừng, chói” đã khẳng định lý tưởng cách mạng luôn sáng ngời, xua tan đi mọi buồn phiền đó chính là niềm vui của nhà thơ đón nhận bằng cả trí óc, con tim, tình cảm lý trí. Hai câu thơ “ Hồn tôi là một vườn hoa lá/ Rất đậm hương và rộn tiếng chim”. Bằng biện pháp nghệ thuật so sánh giữa “ hồn tôi” với “ một vườn hoa lá” đó là một mảnh vườn tràn đầy sức sống, có hoa lá, có tiếng chim, có hương sắc dịu dàng… đã khẳng định niềm vui sướng của Tố Hữu – một chàng thanh niên khi được giác ngộ lý tưởng cách mạng. Qua đó, cho ta thấy được niềm vui sướng của nhà thơ trong buổi đầu đến với lý tưởng cộng sản. Cuộc sống mới của Tố Hữu giờ đây tràn ngập niềm vui, sức sống, âm thanh, màu sắc.

Nếu như khổ thơ thứ nhất đó là niềm vui hạnh phúc của nhà thơ khi được giác ngộ lý tưởng cách mạng thì sang khổ thơ này nhà thơ đã có những Nhận thức mới về lẽ sống, về mối quan hệ với cuộc sống. Câu thơ đầu: “ Tôi buộc lòng tôi với mọi người”, nhà thơ đã sử dụng động từ “ buộc” thể hiện sự gắn bó tự nguyện mật thiết của nhà thơ với mọi người. Một sự hòa nhập giữa cái “ tôi” và cái “ta” đó chính là quan điểm mới của Tố Hữu. Ba câu thơ còn lại nhà thơ đã sử dụng điệp từ “ gần” kết hợp với các hình ảnh : “trăm nơi” – là hình ảnh hoán dụ mọi người ở khắp nơi, “hồn khổ” – đó là hình ảnh hoán dụ chỉ bộ phận, là hình ảnh của người dân cơ cực, còn “khối đời” –  là một hình ảnh ẩn dụ chỉ một khối người đông đảo, cùng chung lý tưởng trong cuộc đời, đoàn kết với nhau vì lý tưởng chung… đã thể hiện sự gắn kết khi cái “ tôi’ chan hòa trong cái “ ta” chung, khi mỗi cá nhân hòa nhập vào cùng một tập thể cùng lí tưởng thì sức mạnh sẽ được nhân lên gấp bội. Một khi sẽ sự đoàn kết sẽ chiến thắng được mọi kẻ thù. Kết hợp với điệp từ “với” đã khẳng định nhận thức đúng đắn của mình về mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng. Nhà thơ đã đặt mình vào dòng đời trong cuộc sống của người dân khổ cực để tìm thấy được niềm vui, sức mạnh mới – sức mạnh cộng đồng.

                Cuối cùng, đó là sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của Tố Hữu trong các câu thơ“ Tôi đã là con của vạn nhà/Là em của vạn kiếp phôi pha/Là anh của vạn đầu em nhỏ/ Không áo cơm cù bất cù bơ”. Nhịp thơ đã có sự thay đổi dần chuyển từ nhanh sang chậm, nó thể hiện tâm trạng của nhà thơ, buồn thương cảm. Cụm từ “ Tôi đã là ” nhận mạnh đồng thời cũng là lời khẳng định, là niềm vui khi ước nguyện bấy lâu nay trở thành sự thực. Nhà thơ đã sử dụng điệp từ “là” kết hợp với các đại từ chỉ thân tộc( con, em anh) đã nhấn mạnh sâu sắc tình cảm yêu thương giữa những người thân ruột thịt, tình cảm gia đình đầm ấm – nhà thơ đã tự cảm nhận được mình là một thành viên trong đại gia đình lao khổ. Còn từ “vạn” được hiểu là số từ ước lệ, chỉ một số lượng rất đông đảo cùng với cụm từ “ kiếp phôi pha” thể hiện sự vất vả một cuộc đời dãi dầu sương gió, cơ cực của những người dân lao động. Hơn nữa nhà thơ con sử dụng hình ảnh “ không áo cơm cù bất cù bơ “ là hình ảnh những em nhỏ bơ vơ, không chốn dung thân, lang thang kiếm sống.Từ đó, cho thấy một tấm lòng yêu thương dân chúng của nhà thơ trước số phận của những con người nhỏ bé, một sự hòa mình giữa cái tôi và cái ta chung đã làm nên một nét đặc sắc trong thơ Tố Hữu.

  1. Kết bài

      Bài thơ được coi như là một tuyên ngôn cho tập “ Từ ấy” và cả đời thơ của Tố Hữu , bài thơ  thể hiện một quan điểm nhận thức đúng đắn về cuộc sống và trong sáng tác đó cũng là tiếng nói đầy tâm huyết, dặn lòng phải cống hiến hết mình, đi theo lý tưởng của Đảng. Đồng thời, bài thơ đã sử dụng thể thất ngôn bát cú, giọng điệu trang trọng, cách ngắt nhịp, giọng điệu…. đã làm nên nét đặc sắc cho bài thơ, khắc họa sâu sắc tinh thần sẵn sàng vì Tổ Quốc của nhà thơ.

 

   Cảm ơn các em đã tìm đọc bài viết “Phân tích bài thơ Từ ấy” mà trung tâm vừa mới hoàn thành. Bài viết sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về bài thơ, sẽ giúp cho các em trong quá trình học tập và kiểm tra được tốt. Nhưng các em không nên sao chép vào bài viết của mình. Nếu các em thấy bài viết hay, hãy like và share nhé.

 

BÌNH LUẬN FACEBOOK

bình luân