Dàn ý Bài Văn phân tích nhân vật Chí Phèo Hay Nhất
- Dàn ý phân tích nhân vật Chí Phèo
- Mở bài
- Giới thiệu về nhà văn Nam Cao và đặc điểm thơ ông
- Giới thiệu về nhân vật Chí Phèo
- Thân bài
- Trước khi ở tù
- Sự xuất hiện của nhân vật “Hắn vừa đi vừa chửi…” sự xuất hiện hết sức tự nhiên. Qua tiếng chửi của Chí Phèo cho thấy hắn là một kẻ lưu manh, rượu vào là chửi nhưng ẩn đằng sau đó Chí Phèo khao khát là một con người bình thường.
- Về hoàn cảnh xuất thân: Chí là một người không cha, không mẹ, không nhà, không cửa, không nơi nương tựa, không một tấc đất cắm dùi, Chí đi ở hết nhà này đến nhà khác, làm đủ thứ việc để kiếm sống. Anh cũng đã từng mơ ước về tương lai có một gia đình nho nhỏ, chồng cuốc mướn cày thuê vợ dệt vải…. Tất cả cho thấy Chí Phèo là một người lương thiện. Cuộc sống của Chí Phèo đi ở hết nhà này đến nhà khác đến năm 20 tuổi đi ở cho nhà cụ Bá Kiến, trong khi ở nhà Bá Kiến , Chí bị bà ba của Bá Kiến gọi lên đấm lưng, bóp chân, anh bày tỏ thái độ cảm thấy nhục chứ yêu đương gì. Từ đó cho thấy Chí đủ điều kiện để sống bình yên như những người bình thường khác.
- Sau khi ở tù
- Nguyên nhân Chí Phèo bị đi tù : do Bá Kiến ghen khi biết Chí Phèo bóp chân, đấm lưng… cho vợ hắn.
- Hậu quả của những tháng ngày ở tù :
- Hình dạng: Chí từ hình ảnh anh canh điền hiền lành đã biến đổi thành một con quỷ dữ “ Cái đầu trọc lốc, hàm răng cạo trắng hớn, cái mặt thì câng câng đầy những vết sứt sẹo,…”Chí Phèo đã đánh mất nhân hình.
- Nhân tính: Chí trở thành tên du côn, du đãng, luôn luôn triền miên trong những cơn say, chửi bới, rạch mặt ăn vạ và làm tay sai cho Bá Kiến. Từ đây, Chí Phèo đã đánh mất nhân tính.
=> Chính xã hội phong kiến đã cướp đi cả nhân tính lẫn nhân hình của Chí Phèo, bị biến chất , thay đổi hoàn toàn, từ một người dân lương thiện của làng Vũ Đại giờ đây trở thành một con quỷ dữ. Chí Phèo chính là hình ảnh đại diện cho người dân lao động bị xã hội đè nén chà đạp đến cùng cực.
- Cuộc gặp gỡ giữa Chí Phèo và Thị Nở
- Thị Nở: là một người xấu xí, đến nỗi ma chê quỷ hơn, lại có giống mả hủi, dở hơi ấy lại chính là người đã đánh thức bản chất lương thiện trong con người Chí Phèo.
- Chí Phèo đã thức tỉnh:
- Về nhận thức: Chí Phèo cảm nhận được mọi âm thanh trong cuộc sống mà bình thường vẫn diễn ra nhưng anh ta không để ý. Chí Phèo còn nhận thấy bi kịch trong chính cuộc đời mình, anh ta bắt đầu cảm thấy sự cô độc, cô đơn “ cô độc còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau”
- Về ý thức: Chí Phèo ý thức được bản thân mình muốn gì và cần làm gì: Anh mong muốn được làm người lương thiện và muốn làm hòa với mọi người
- Hình ảnh bát cháo hành:
- Lần đầu tiên trong đời Chí Phèo được ăn bát cháo hành bằng đầy tình yêu thương và hạnh phúc của Thị Nở dành cho Chí Phèo.
- Chí Phèo đã thức tỉnh hoàn toàn, Chí muốn trở về cuộc sống bình thường như một con người.
- Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người
- Nguyên nhân: vì bà cô của Thị Nở không đồng ý cho Thị lấy Chí Phèo
- Diễn biến tâm trạng Chí Phèo:
- Lúc đầu: Chí ngạc nhiên trước sự thay đổi thái độ của Thi Nở.
- Sau khi Chí hiểu ra mọi việc: Chí Phèo ngẩn người ra, nắm lấy tay Thị Nở nhưng bị Thị xô ngã. Chí Phèo bị chính người mình nghĩ sẽ mở ra con người giúp Chí trở thành người lương thiện cự tuyệt. Chí Phèo tuyệt vọng và uống rượu, rồi khóc “ rưng rức”, sau đó xách dao đến nhà Bá Kiến đâm chết hắn và tự sát.
- Ý nghĩa của hành động Chí Phèo đâm chết Bá Kiến và tự sát: Hành động đâm chết Bá Kiến là một hành động lấy máu rửa thù của người nông dân khi đã thức tỉnh. Cái chết của Chí Phèo chính là cái chết của người con sống trong bi kịch đau đớn trên ngưỡng cửa trở về với cuộc sống làm một con người lương thiện.
- Kết bài
- Khái quát lại vấn đề: Truyện ngắn Chí Phèo đã tố cáo xã hội phong kiến, vạch trần bản chất xấu xa khi đã cướp đi cả nhân hình lẫn nhân tính của những người dân lương thiện.
- Nghệ thuật: Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc, ngôn ngữ giản dị…
- Phân tích nhân vật Chí Phèo
- Mở bài
Nam Cao là một trong những nhà văn hiện thực phê phán xuất sắc nhất trong văn học Việt Nam. Những sáng tác của ông luôn hướng về những con người có số phận nhỏ bé, hẩm hiu, bất hạnh trong xã hội, đặc biệt là người nông dân nghèo. Và Chí Phèo là một trong những sáng tác tiêu biểu của ông về hình ảnh người nông dân nghèo, bị xã hội phong kiến chà đạp bất công, bị tha hóa về cả nhân tính và nhân hình.
- Thân bài
Mở đầu tác phẩm Chí Phèo xuất hiện một cách hết sức tự nhiên “ Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế…” Qua tiếng chửi của Chí Phèo cho thấy hắn là một kẻ lưu manh, rượu vào là chửi nhưng ẩn đằng sau đó Chí Phèo khao khát là một con người bình thường. Chí Phèo sinh ra trong một cái lò gạch cũ, không cha không mẹ, đi ở hết nhà này đến nhà khác, làm đủ mọi việc để kiếm sống. Chí Phèo cũng có những ước muốn nho nhỏ như bao nhiêu người dân bình thường khác, mong muốn có một gia đình nho nhỏ chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải. Từ đó cho thấy Chí là một con người hiền lành lương thiện. Nhưng đến năm 20 tuổi Chí đi ở cho nhà cụ Bá Kiến, trong khi ở nhà Bá Kiến , Chí bị bà ba của Bá Kiến gọi lên đấm lưng, bóp chân, anh bày tỏ thái độ cảm thấy nhục chứ yêu đương gì, anh cũng có lòng tự trọng của riêng mình. Qua đó, cho thấy Chí đủ điều kiện để sống bình yên như những người bình thường khác.Trong thời gian Chí ở nhà cụ Bá Kiến, Chí đã được bà ba của Bá Kiến để ý và gọi lên đấm bóp, xoa lưng… Bá Kiến chứng kiến cảnh như vậy đã sinh lòng ghen và đẩy Chí Phèo vào nơi tù tội. Sau những ngày tháng ở tù về Chí Phèo đã trở thành một con người hoàn toàn khác Chí từ hình ảnh anh canh điền hiền lành chân chất đã biến đổi thành một con quỷ dữ “ Cái đầu trọc lốc, hàm răng cạo trắng hớn, cái mặt thì câng câng đầy những vết sứt sẹo,…”Chí Phèo đã đánh mất nhân hình. Không chỉ đánh mất nhân hình Chí còn đánh mất cả nhân tính Chí trở thành tên du côn, du đãng, luôn luôn triền miên trong những cơn say, chửi bới, rạch mặt ăn vạ và làm tay sai cho Bá Kiến. Chính xã hội phong kiến đã cướp đi cả nhân tính lẫn nhân hình của Chí Phèo, bị biến chất , thay đổi hoàn toàn, từ một người dân lương thiện của làng Vũ Đại giờ đây trở thành một con quỷ dữ. Chí Phèo chính là hình ảnh đại diện cho người dân lao động bị xã hội đè nén chà đạp đến cùng cực và Chí chính là nhân chứng tố cáo xã hội phong kiến đã chà đạp lên quyền sống, quyền làm người của con người.
Cuộc sống của Chí Phèo tưởng như chỉ có say sỉn, rạch mặt ăn vạ,… Nhưng Chí đã bị thức tỉnh bởi chính tình yêu thương và cảm thông của Thị Nợ – một con người xấu ma chê, quỷ hờn, bị dở hơi, có dòng giống mả hủi. Hai con người ấy đã bị xã hội không để ý đến , dường như không ai quan tâm, bị gạt ra khỏi xã hội thì lại đến với nhau mang đến sự thức tỉnh cho Chí Phèo từ một người không bao giờ để ý đến âm thanh, cuộc sống bên ngoài mà hôm nay Chí nhận thấy “Tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá!”, lại có cả tiếng “Có tiếng cười nói của những người đi chợ…” Và anh ta bắt đầu sợ cô độc, cô đơn “ cô độc còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau”. Chí Phèo cũng ý thức được bản thân mình muốn gì và cần làm gì: Anh mong muốn được làm người lương thiện và muốn làm hòa với mọi người. Bát cháo hành của Thị Nở dành cho Chí Phèo “Bởi vì lần này là lần thứ nhất hắn được một người đàn bà cho. Xưa nay, nào hắn có thấy ai tự nhiên cho cái gì” đó chính là bát cháo hành mang đầy tình yêu thương và hạnh phúc của Thị Nở dành cho Chí Phèo.Chí Phèo đã thức tỉnh hoàn toàn, Chí muốn trở về cuộc sống bình thường như một con người. Từ đó, cho thấy một cái nhìn đầy nhân đạo của nhà văn đối với nhân vật của mình.
Nhưng cuộc sống dường như không muốn cho Chí Phèo trở thành một con người bình thường, một người lương thiện. Khi Thị Nở về thưa chuyện với bà cô mình bà cô Thị không đồng ý đó cũng chính là định kiến xã hội đối với Chí. Ban đầu Chí có vẻ ngạc nhiên trước sự thay đổi thái độ của Thị Nở nhưng sau khi đã hiểu ra mọi việc Chí Phèo ngẩn người ra, nắm lấy tay Thị Nở nhưng bị Thị xô ngã. Chí Phèo bị chính người mình nghĩ sẽ mở ra con người giúp Chí trở thành người lương thiện cự tuyệt. Chí Phèo tuyệt vọng và uống rượu, rồi khóc “ rưng rức”, sau đó xách dao đến nhà Bá Kiến đâm chết hắn và tự sát. Hành động đâm chết Bá Kiến là một hành động lấy máu rửa thù của người nông dân khi đã thức tỉnh. Cái chết của Chí Phèo chính là cái chết của người con sống trong bi kịch đau đớn trên ngưỡng cửa trở về với cuộc sống làm một con người lương thiện. Qua đó, cho thấy Chí Phèo là một người có bản chất lương thiện nhưng chính xã hội phong kiến đã đẩy Chí đến bước đường cùng.
- Kết bài
Truyện ngắn đã mang lại giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc được thể hiện thông qua nhân vật Chí Phèo một con người muốn trở thành người lương thiện không được, bị xã hội phong kiến chà đạp cướp đi quyền sống của con người, qua đó nhà văn lên án xã hội phong kiến đã chà đạp lên số phận nhỏ bé của những người dân nghèo khổ trước Cách mạng tháng Tám. Đồng thời qua việc miêu tả tâm lí nhân vật sâu sắc, xây dựng thành công nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình… đã làm nên một tác phẩm xuất sắc.
Cám ơn các em đã đọc bài viết “ Phân tích nhân vật Chí Phèo” mà trung tâm mới hoàn thành. Hy vọng bài viết của trung tâm sẽ giúp các em trong quá trình tìm hiểu tác phẩm, học tập cũng như kiểm tra được tốt hơn. Nhưng các em không nên sao chép vào bài làm của mình. Nếu các em thấy hay thì hãy like và share nhé.