Dàn Ý & Phân Tích Đây thôn Vĩ Dạ Học Sinh Giỏi Lớp 11 năm 2019

Phân Tích Đây Thôn Vĩ Dạ Của Học Sinh Giỏi Lớp 11 năm 2019. Bài viết hướng dẫn cách lập dàn ý và phân tích bài thơ Đây Thôn Vĩ Dạ hay nhất 2019.

 

Dàn Ý & Phân Tích Đây thôn Vĩ Dạ Học Sinh Giỏi Lớp 11 năm 2019

I. Dàn Ý Phân Tích Bài Thơ Đây Thôn Vĩ Dạ

1, Mở bài

– Giới thiệu về tác giả Hàn Mặc Tử: là một con người lãng mạn nhưng cũng đầy bất hạnh.

– Giới thiệu bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ: là bài thơ được ông sáng tác khi nhận được tấm bưu thiếp phong cảnh từ Hoàng Cúc.

2, Thân bài

a, Khổ 1: Cảnh thiên nhiên thôn Vĩ buổi bình minh và tình người đằm thắm

– Câu 1: “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”, là câu hỏi của nhà thơ tự phân thân, hỏi nhưng cũng là lời trách móc, nuối tiếc nhớ mong của bản thân.

– Hinh ảnh thiên nhiên:

+ “Nắng hàng cau”: là một hình ảnh đẹp, đặc trưng ở thôn Vĩ.

+ “Nắng mới”: ánh nắng buổi sớm ban mai trong lành chiếu lên những hàng cau vẫn còn ướt đẫm sương

+ “Vườn ai”: đại từ phiếm chỉ “ai” không xác định là vườn của nhà ai nó gợi lên sự ám ảnh nhớ thương.

+ “Mướt quá xanh như ngọc”🙁 sử dụng nghệ thuật so sánh): Khu vườn mượt mà óng ả, mát xanh, tràn đầy sức sống, rực rỡ.

– Con người thôn Vĩ:

+ “Lá trúc che ngang mặt chữ điền”: hình ảnh người con gái Huế: kín đáo, e ấp, dịu dàng và phúc hậu.

b, Khổ 2: Cảnh đêm trăng thôn Vĩ và niềm đau cô đơn, chia lìa.

– “Gió theo lối gió mây đường mây”: Hướng gió và mây đi ngược nhau, nó gợi nỗi đau chia lìa xa cách, mỗi người một ngả.

– “Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay”: cảnh đẹp nhưng lại trở nên rời rạc, hắt hiu trước tâm trạng đau buồn, u uất cô đơn của nhà thơ.

– “Thuyền, bến”: tượng trưng cho người con trai và con gái

+ “Trăng”: là một hình ảnh quen thuộc trong thơ Hàn Mặc Tử, là hình ảnh tượng trưng cho tình yêu, hạnh phúc nhưng cũng là hình ảnh tượng trưng nỗi đau, cô đơn.

+ “Thuyền ai”, “bến sông trăng”: là một hình ảnh không xác định, một hình ảnh đậm chất hư ảo, sông nước tràn trề ánh trăng, cảnh đẹp như trong mơ.

+ “Có chở trăng về kịp tối nay”: câu hỏi tu từ thể hiện sự mong nhớ da diết nhưng cũng vẫn có sự hoài nghi, không thật

c, Khổ 3: Nỗi niềm, tâm trạng con người

– “ Mơ khách đường xa, khách đường xa”: Điệp ngữ “ khách đường xa” nhấn mạnh sự nhớ mong, nhớ thương da diết của chủ thể trữ tình.

– “ Áo em trắng quá nhìn không ra”: hình ảnh hoán dụ màu áo trắng liên tưởng đến những kỷ niệm xa xăm đang dần phai nhạt, gợi sự xa cách.

– “ Ở đây sương khói mờ nhân ảnh”: Thể hiện sự xa xôi về khoảng cách lẫn thời gian”Ở đây sương khói”, hình ảnh người con gái mà nhà thơ nhớ đến chỉ là ảo ảnh, xa xôi.

– “Ai biết tình ai có đậm đà”: Là một câu hỏi tu từ là em hay là anh hai là cả hai thì cũng không rõ, câu thơ gợi sự hoài nghi cùng với nỗi buồn, sự khắc khoải, lo âu.

3, Kết bài

Khái quát lại vấn đề: Bài thơ đã làm toát lên được cảnh đẹp huyền diệu của thiên nhiên nơi xứ Huế và tình cảm của con người nơi đây.

Nghệ Thuật: Bài thơ sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật như câu hỏi tu từ, điệp ngữ, so sánh… đã làm tăng thêm sức thuyết phục cho bài thơ và đồng thờ làm nổi bật sâu sắc thêm thiên nhiên và con người xứ Huế

II. Phân Tích Bài Thơ Đây Thôn Vĩ Dạ

1, Mở bài

         Hàn Mặc Tử là một nhà thơ mang đến cho thơ mới một hồn thơ lạ, thơ ông luôn quằn quại giữa yêu và đau. Nhưng bên cạnh đó thơ ông vẫn luôn tràn đầy niềm tin yêu cuộc sống, khát khao gắn bó với cuộc đời mong hướng tới một cuộc sống tốt đẹp hơn và bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ là một trong những bài thơ hay của ông khi viết về chữ “yêu” sự cô đơn trong tình yêu. Bài thơ được ra đời khi Hàn Mặc Tử nhận được một tấm bưu thiếp phong cảnh nơi xứ Huế mà Hoàng Cúc đã gửi cho ông.

2, Thân bài

       Ngay khi đọc bài thơ từ khổ đầu tiên, nhà thơ đã cho chúng ta thấy một vẻ đẹp tinh khôi của thiên nhiên thôn Vĩ vào bình minh và tình cảm của con người nơi đây. Trước tiên, cảnh thiên nhiên hiện ra qua câu hỏi: “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?” đó là câu hỏi của nhà thơ tự phân thân, hỏi nhưng cũng là lời trách móc, nuối tiếc nhớ mong của bản thân khi đã không về thôn Vĩ chơi nơi có một thiên nhiên đẹp đến lạ lùng. Hình ảnh thiên nhiên ấy đó là “ Nắng hàng cau nắng mới lên” một hình ảnh đẹp đặc trưng ở thôn Vĩ, những ánh nắng buổi sớm bình minh chiếu lên những hàng cau xanh vẫn còn ướt đẫm sương đêm. Không chỉ vậy thiên nhiên còn hiện lên mới một màu xanh tuyệt đẹp: “ Vườn ai mướt quá xanh như ngọc” nhà thơ đã dùng đại từ phiếm chỉ “ai” đó là đại từ phiếm chỉ không xác định là vườn nhà ai nó gợi lên cho người đọc một sự ám ảnh nhớ thương trước vẻ đẹp của khu vườn, hơn nữa nhà thơ dùng nghệ thuật so sánh: “Mướt quá xanh như ngọc” để làm nổi bật lên vẻ đẹp xanh mướt, mượt mà óng ả tàn đầy sức sống của khu vườn. Nhưng không chỉ hình ảnh thiên nhiên đẹp mà thôn Vĩ còn hiện lên hình ảnh con người: “Lá trúc che ngang mặt chữ điền” là hình ảnh người con gái xứ Huế mang vẻ đẹp  kín đáo, e ấp, dịu dàng và phúc hậu. Từ đó, cho ta thấy một hình ảnh đẹp về thiên nhiên và con người nơi xứ Huế nơi mà nhà thơ luôn nhớ thương.

        Thiên nhiên cảnh đẹp thôn Vĩ không chỉ hiện ra qua vẻ đẹp của buổi sớm bình minh mà những đêm trăng ở thôn vĩ luôn làm lòng người nhớ thương xen lẫn với nỗi đau sự chia lìa, cô đơn. Nếu theo lẽ thông thường của quy luật tự nhiên gió đẩy mây sẽ trôi nhưng ở đây ngược lại “Gió theo lối gió mây đường mây” hướng gió và mây đi ngược nhau, không liên quan đến nhau nó gợi nỗi đau chia lìa xa cách, mỗi người một ngả. Đến cả những cảnh thiên nhiên đẹp đẽ cũng trở nên rời rạc, hắt hiu qua cái nhìn buồn đau u uất của nhà thơ: “ Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay” cảnh tượng này cũng giống với một câu thơ trong truyện Kiều mà Nguyễn Du đã viết:” Cảnh buồn người cũng có vui bao giờ”. Không chỉ vậy, hình ảnh thiên nhiên còn hiện ra với trăng, thuyền, bến đó là những hình ảnh tượng trưng cho người con trai, gái, tình yêu và sự chia lìa.“Trăng”: là một hình ảnh quen thuộc trong thơ Hàn Mặc Tử, là hình ảnh tượng trưng cho tình yêu, hạnh phúc nhưng cũng là hình ảnh tượng trưng nỗi đau, cô đơn. Và hình ảnh “Thuyền ai”, “bến sông trăng”: là một hình ảnh không xác định, một hình ảnh đậm chất hư ảo, sông nước tràn trề ánh trăng, cảnh đẹp như trong mơ. Câu thơ cuối trong khổ “Có chở trăng về kịp tối nay”: là một câu hỏi tu từ thể hiện sự mong nhớ da diết nhưng cũng vẫn có sự hoài nghi, không thật. Qua đó, ta thấy đây không chỉ là niềm nhớ quê da diết mà còn là một tâm hồn khắc khoải, buồn, nhớ thương….

        Khi hình ảnh thiên nhiên hiện ra đẹp như vậy nhưng cũng mang theo tâm trạng, nỗi niềm con người: “ Mơ khách đường xa, khách đường xa” nhà thơ đã dùng điệp ngữ “ khách đường xa” nhấn mạnh sự nhớ mong, nhớ thương da diết của chủ thể trữ tình đối với người xứ Huế. Hình ảnh “ Áo em trắng quá nhìn không ra” đó là một hình ảnh hoán dụ màu áo trắng liên tưởng đến những kỷ niệm xa xăm đang dần phai nhạt, gợi sự xa cách. Một sự xa cách về không gian và thời gian: “ Ở đây sương khói mờ nhân ảnh” đã hiện ra hình ảnh người con gái mà nhà thơ nhớ đến chỉ là ảo ảnh, xa xôi nhưng nhà thơ đã đặt ra câu hỏi tu từ “Ai biết tình ai có đậm đà” Là câu hỏi của em hay là anh hai là cả hai thì cũng không rõ, câu thơ gợi sự hoài nghi cùng với nỗi buồn, sự khắc khoải, lo âu của nhà thơ đối với người con gái xứ Huế. Qua đó, cho thấy nhà thơ luôn khát khao sống với cuộc sống, được yêu thương, chia sẻ đau buồn đã làm tăng lên sự cô đơn vô vọng trong tâm hồn tha thiết được yêu thương của nhà thơ

3, Kết bài

          Bài thơ “ Đây thôn Vĩ Dạ” đã khắc họa lên một bức tranh thiên nhiên đẹp đan xen giữa thực và ảo của xứ Huế đó cũng chính là tiếng lòng của nhà thơ, yêu đời muốn gắn bó với cuộc sống. Đồng thời, bài thơ dùng nhiều hình ảnh đẹp giàu sức biểu cảm , các phép hoán dụ, điệp ngữ…. đã làm tăng thêm sức thuyết phục của bài thơ và nói lên được tiếng lòng của nhà thơ với cuộc đời.

___HẾT___

 

Cảm ơn các em đã tìm đọc bài viết “Phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ” mà trung tâm vừa mới hoàn thành. Hi vọng bài viết sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học tập và kiểm tra tìm hiểu bài thơ, nhưng các em không nên sao chép vào bài viết của mình. Nếu các em thấy bài viết hay, hãy like và share nhé.

BÌNH LUẬN FACEBOOK

bình luân