Dấu Hiệu Trẻ 2, 3 Tuổi Chậm Nói Và Cách Điều Trị Sớm
Những dấu hiệu dưới đây sẽ giúp bạn phát hiện trẻ 2, 3 tuổi chậm nói để có cách điều trị sớm nhất bố mẹ cần biêt. Cùng tìm hiểu bài viết sau và cho con sự chuẩn bị tốt nhất nhé.
Xã hội ngày càng phát triển và một sự thật đáng buồn đó là tỉ lệ trẻ chậm nói cũng ngày càng gia tăng, đặc biệt ở các đô thị lớn thì con số này lại còn đáng báo động. Nhiều ý kiến cho rằng trẻ phát triển không giống nhau nên có chậm nói thì cũng là chuyện bình thường, thế nhưng nếu đã qua 24 tháng mà trẻ không thể nói được các từ cơ bản thì chắc chắn trẻ 2, 3 tuổi chậm nói. Vậy đâu là những dấu hiệu nhận biết trẻ 2, 3 tuổi chậm nói?
Nội dung bài viết
I. Trẻ Chậm Nói Được Chia Ra 2 Khả Năng Về Ngôn Ngữ
1. Chậm Nói Đơn Thuần
Với các trẻ này bé vẫn có thể chỉ đúng những gì được hỏi như tay đâu hay chân đâu, bé luôn làm đúng theo các yêu cầu được đưa ra thì bé đang ở dạng chậm nói đơn thuần và không ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ.
2. Chậm Nói Bệnh Học
Với những trẻ chậm về khả năng hiểu ngôn ngữ và chậm làm theo các yêu cầu thì rất có thể trẻ đó có các vấn đề về nghe hoặc chậm khôn, các bé này cần can thiệp sớm từ bố mẹ hoặc các trung tâm trị liệu chuyên sâu.
I. Dấu Hiệu Nhận Biết Trẻ 2, 3 Tuổi Chậm Nói
Khi trẻ đã qua 24 tháng mà vẫn có các biểu hiện dưới đây thì trẻ 2 tuổi chậm nói và rất cần đưa tới các cơ sở y tế hay chuyên khoa để khám cũng như có các biện pháp can thiệp.
1. Bé Không Phản Ứng Khi Bạn Gọi Tên
Các bé từ vài tháng đã có phản xạ khi bạn gọi tên, tới khi biết bò bé gần như rất nhạy cảm khi ai đó nhắc tới tên mình, các trẻ đã có phản xạ và học các hành động rất nhanh. Nhiều trẻ có vẻ chậm hơn vài tháng nhưng điều đó cũng không quá lo ngại, chỉ khi sau 24 tháng trẻ vẫn không có phản ứng thì rất có thể bé đã bị kém khả năng nghe.
2. Mỗi Khi Phấn Khích Bé Sẽ Lắc Đầu
Với những bé 2 tuổi rưỡi chưa biết nói nếu trẻ có phản ứng lắc đầu mỗi khi phấn khích thì đó sẽ là dấu hiệu chứng tỏ trẻ bị chậm nói, bởi thông thường chúng phải có các biểu hiện như cười, hét, la…..
3. Bé Không Biết Ra Hiệu Hay Chỉ Bằng Ngón Trỏ
Khi bé chỉ tay bằng ngón trỏ hay 1 ngón nghĩa là bé đã có khả năng nhìn cũng như tập trung vào 1 nơi, 1 hướng hay 1 đồ vật, khi trẻ bị chậm nói cũng là lúc trẻ chưa có những phản ứng tập trung như vậy.
4. Trẻ Không Sợ Người Lạ
Việc không sợ người lạ là rất bình thường ở nhiều trẻ, thế nhưng, trẻ không sợ người này lại có thể sợ người khác, trẻ cười với người lạ này cũng có thể khóc với người lạ khác. Nếu trẻ không sợ bất kỳ người lạ nào rất có thể bé đang mắc phải một số rối loạn và không phân biệt được ai quen, ai lạ. Vậy trẻ chậm nói có phải tự kỷ không? Có thể có bởi tự kỷ cũng có biểu hiện chậm nói hoặc ít nói.
5. Bé Hay Kêu Khóc Đòi Và Ăn Vạ
Việc kêu khóc hay ăn vạ thông thường là phản ứng của mọi trẻ, nó là do đặc tính cũng như việc trẻ chưa biết cách diễn đạt, thế nhưng nếu điều đó thường xuyên xảy ra mà bạn không hề biết trẻ đang muốn gì hay trẻ không thể biểu đạt thứ nó muốn khi đã qua 24 tháng thì trẻ rất dễ gặp vấn đề về biểu đạt.
6. Bé Kém Tập Trung
Một trong những biểu hiện trẻ 3 tuổi chậm nói là bé không có sự tập trung, sự tập trung trong việc xếp đồ chơi hay múa hát, điều này còn có thể là biểu hiện của bệnh tự kỷ.
7. Bé Hay Xem Quảng Cáo
Việc xem quảng cáo giúp trẻ không cần giao tiếp mà chỉ nhìn và nghe, những đứa trẻ kém giao tiếp sẽ thích xem quảng cáo hơn các trẻ thông thường.
III. Trẻ Chậm Nói Và Cách Điều Trị
Khi đã phát hiện ra những biểu hiện bất thường ở trẻ có liên quan tới chậm nói, mỗi bậc cha, mẹ cần có các phương pháp để cải thiện tình trạng để giúp trẻ có thể phát triển bình thường và không gây ảnh hưởng tới cuộc sống. Vậy trẻ chậm nói và cách điều trị sớm như thế nào? Có 2 cách mà những ông bố, bà mẹ có thể làm:
1. Các Biện Pháp Can Thiệp Tại Nhà
- Các ông bố, bà mẹ hãy dành nhiều thời gian trò chuyện với con, việc này giúp trẻ nhìn theo cơ miệng rồi làm theo, không chỉ vậy nó còn giúp tình cảm thêm gắn kết.
- Thường xuyên đưa trẻ tới những nơi đông người như chợ, trung tâm thương mại, việc này giúp trẻ thêm mạnh dạn và có thể học được nhiều câu.
- Đọc truyện cho con hàng ngày, việc đọc truyện mỗi tối trước khi đi ngủ giúp trẻ học thêm vốn từ vựng, làm giàu thêm trí tưởng tượng, kích thích não bộ hoạt động, cơ miệng.
- Thường xuyên đưa trẻ đi vận động, tập thể thao, nó khiến cơ thể trẻ khỏe mạnh, tinh thần thoải mái.
- Hạn chế hoặc không cho trẻ nghịch điện thoại để giúp trẻ phải chơi, giao tiếp, hoạt động chân tay.
- Luôn biểu đạt từ ngữ chậm để trẻ lắng nghe và hiểu cũng như có thể làm theo bạn.
- Khi trẻ chưa nói đúng, rõ hãy ngưng việc nói theo trẻ bởi nó khiến chúng tự ti và càng không dám giao tiếp.
2. Đưa Trẻ Tới Các Cơ Sở, Trung Tâm Dành Cho Trẻ Chậm Nói
Không phải các phương pháp dạy trẻ chậm nói tại nhà cũng có hiệu quả bởi có nhiều trẻ đã ở mức độ nặng hoặc cha mẹ áp dụng chưa đúng các kỹ thuật, chính bởi vậy việc đưa trẻ tới các trung tâm dành cho trẻ chậm nói là việc rất cần thiết. Ở các trung tâm như trung tâm gia sư Đăng Minh có các gia sư chuyên biệt được đào tạo bài bản để giúp những trẻ chậm nói có thể phát triển ngôn ngữ tốt nhất.
Không chỉ vậy, trung tâm Đăng Minh còn có cơ sở vật chất để những trẻ chậm nói luôn cảm thấy thoải mái nhất, với những gia đình có nhu cầu trung tâm có đội ngũ gia sư tại nhà giúp trẻ vừa học vừa gần gũi với gia đình. Mọi thắc mắc tư vấn miễn phí bạn có thể tới phòng 2216 tòa CT12B chung cư Kim Văn – Kim Lũ – Hoàng Mai – TP Hà Nội.