Dấu Hiệu Trẻ 2, 3 Tuổi Chậm Nói Và Cách Điều Trị Sớm
Đâu là những dấu hiệu trẻ 2, 3 tuổi chậm nói cũng như cách điều trị sớm như thế nào hiệu quả chính là những thông tin Bầu Trời Tri Thức chia sẻ trong bài viết này.
Chậm nói đang là mối quan tâm của toàn xã hội khi mà nó có tốc độ tăng nhanh chóng, thật không khó để bắt gặp hay thấy trẻ chậm nói ở mọi nơi và có thể hôm nay, ngày mai, ngày sau nữa chứng chậm nói sẽ rơi vào con em bạn. Vậy hãy xem dấu hiệu trẻ 2, 3 tuổi chậm nói và các cách điều trị sớm nhằm giúp trẻ có thể sớm hòa nhập với cuộc sống như bao bạn bè.
Nội dung bài viết
I. Trẻ Chậm Nói Là Gì?
Chậm nói không phải là một bệnh lý quá nguy hiểm bởi nó có thể là một tình trạng mang tính tạm thời và nó sẽ được khắc phục hoặc hoàn thiện theo thời gian. Thế nhưng, một vài trường hợp chậm nói lại là một dấu hiệu bệnh lý nào đó.
Trước tiên, chúng ta cần hiểu về khái niệm trẻ chậm nói và trẻ chậm phát triển ngôn ngữ.
- Khả năng về ngôn ngữ: Nó chính là ngôn ngữ cơ thể, là ngôn từ hay là cách viết về sau, nó chính là khả năng biểu đạt hoặc nhận thông tin có ý nghĩa.
- Khả năng nói: Nó chính là cách phát âm hay nói, thể hiện một ngôn ngữ nào đó.
Xét về mặt y khoa, chậm nói là trẻ có thể phát âm từ nhưng rất khó nghe hoặc không thể phát âm các từ đơn giản ở các mốc thời gian thông thường. Chậm nói có thể phát hiện từ khá sớm như vào khoảng tháng thứ 12 hay thậm chí sớm hơn nữa. Trẻ có những biểu đạt hoặc không biểu đạt, không hiểu hoặc không thể nói được các từ đơn giản.
II. Dấu Hiệu Trẻ 2, 3 Tuổi Chậm Nói
Thực tế, mỗi trẻ có một cơ thể khác nhau vì thế chúng phát triển cũng không phải khi nào cũng khớp và chuẩn xác với nhau, nói như vậy không có nghĩa không thể xác định được dấu hiệu trẻ 2, 3 tuổi chậm nói. Việc phát hiện dễ dàng nếu như cha mẹ luôn theo sát bản đồ phát triển của con trong những năm đầu đời.
1. Giai đoạn trước 12 tháng
Vào khoảng tháng thứ 9 trẻ đã có những phản xạ rất tốt với âm thanh, chúng cũng vô cùng muốn phát ra âm thanh cho người nghe đặc biệt khi chơi đùa, có thể trẻ đã bập bẹ nói măm măm hay bà nhưng chưa thật rõ. Tới giai đoạn gần 1 tuổi trẻ đã nhận diện rất nhiều đồ vật, bộ phận trên cơ thể, tuy chưa nói được nhưng có thể chỉ theo yêu cầu. Trẻ bắt đầu nói rõ các từ như “Bà” “bác”, ….Nếu bé chưa thể phát âm được bất cứ từ nào thì rất có thể bé đã chậm nói.
2. Giai đoạn 12 – 15 tháng
Ở giai đoạn 12 đến 15 tháng trẻ đã có thể phát âm chuẩn nhiều từ có âm P, B, M, N. Thậm chí nhiều bé có thể nói được 2 từ liền nhau như ” quả bóng” …..bé hiểu bạn nói và hành động, làm theo cũng là một biểu hiện ở giai đoạn này. Bé chậm nói là khi ở giai đoạn này trẻ chưa thể phát âm ra bất cứ từ nào hoặc không rõ, người nghe không hiểu.
3. Giai đoạn 18 đến 24 tháng
Tới 18 tháng hầu hết các trẻ có thể nói rõ 20 từ, có nhiều trẻ sẽ ít hơn nhưng các từ đều nói rõ. Giai đoạn 2 tuổi trẻ có thể nói tới 50 từ và ghép chúng lại với nhau để tạo câu đơn giản như “mẹ bế”. Trẻ có thể nhận biết và phân biệt cả vật bên ngoài và trong các bức ảnh hoạt hình một cách rõ ràng. Thậm chí trẻ có thể phân biệt các bộ phận và chức năng sử dụng. Trẻ 2 tuổi chậm nói là khi trẻ chưa thế nói được 2 từ ghép.
4. Giai đoạn từ 2 đến 3 tuổi
Tốc độ phát triển ngôn ngữ của trẻ giai đoạn này là rất nhanh và trẻ có xu hướng học tập các từ mới rất tốt ngay cả học tiếng nước ngoài. Trẻ dễ dàng kết hợp các từ để tạo thành câu, trò chuyện một cách dễ dàng. Bé bắt đầu hiểu những yêu cầu phức tạp của người lớn hay phân biệt to – nhỏ, cao – thấp ….
Bé 2, 3 tuổi chậm nói là khi chúng chưa có những tương tác tốt với xã hội, không thể diễn đạt ý cho người lớn hiểu mà chỉ bằng hành động. Trẻ không thích chơi với bạn bè không thể chơi các trò chơi kết nối bởi chúng không thể hoạt ngôn.
III. Nguyên Nhân Trẻ 2, 3 Tuổi Chậm Nói
Nguyên nhân trẻ 2, 3 tuổi chậm nói có rất nhiều và chia làm 2 dạng là do tâm lý và do bệnh lý.
1. Nguyên nhân trẻ 2, 3 tuổi chậm nói do tâm lý
- Do một cú sốc tâm lý, bố mẹ cãi nhau hay li dị khiến trẻ thấy bất an, mất niềm ti hay sợ hãy. Tất cả đều là những cú sốc tâm lý với bộ não đang phát triển của trẻ.
- Do cha mẹ quá bận với công việc mà không dành thời gian quan tâm con, trẻ quá mải mê với điện thoại, máy tính và ti vi khiến trẻ luôn nghe một cách thụ động, không có sự giao tiếp, có mong muốn và đáp ứng mong muốn.
2. Nguyên nhân do bệnh lý.
- Nguyên nhân trẻ 2, 3 tuổi chậm nói do bệnh lý có thể do các khiếm khuyết về vòm miệng, lưới …khiến trẻ khó có thể nói.
- Thính giác gặp vấn đề cũng là nguyên nhân khiến trẻ không nghe thấy yêu cầu để thực hiện.
- Một nguyên nhân nữa là trẻ mắc các hội chứng như tự kỷ, tăng động, chậm phát triển trí tuệ.
IV. Cách Điều Trị Sớm Cho Trẻ Chậm Nói
Vậy bé 2 tuổi chưa biết nói phải làm sao? nếu trong trường hợp này bạn nên đưa trẻ tới các cơ sở hay trung tâm y tế, trung tâm dành cho trẻ chậm nói để khám và chuẩn đoán nguyên nhân để có cách chữa trị kịp thời. Tốt nhất nên theo dõi và nhận biết các biểu hiện trẻ chậm nói ở giai đoạn sớm hơn bởi càng can thiệp sớm hiệu quả nhận được càng cao.
Với mỗi nguyên nhân lại có cách chữa trị và phương pháp riêng, các phương pháp được các trung tâm dạy trẻ chậm nói áp dụng đó là vật lý trị liệu. Phương pháp này tỏ ra có hiệu quả với nhiều bệnh như tự kỷ, tăng động lại không làm ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. Thế nhưng, cha, mẹ vẫn luôn là tác nhân quan trọng trong suốt quá trình can thiệp và những cách dạy trẻ chậm nói ngay tại nhà hiệu quả cũng góp phần không nhỏ nhằm đưa trẻ trở lại với bạn bè, thầy cô.
1. Hãy bắt đầu cho trẻ tiếp xúc với âm thanh sớm
Đừng đợi tới khi trẻ 1 tuổi hay 2 tuổi mới thực hiện biện pháp này bởi khi tới tháng thứ 6 trẻ đã có những nhận thức về thế giới xung quanh, có những phản xạ tốt trước âm thanh. Bạn cũng có thể đọc sách cho trẻ….nó giúp não trẻ thu nhận âm thanh và tích lũy trong đó. Đối với những trẻ chậm nói đơn thuần có thể sử dụng biện pháp này để khắc phục và làm giảm nguy cơ chậm nói khi trẻ lớn lên.
2. Luôn quan tâm và dành nhiều thời gian với trẻ
Chậm nói có một phần nguyên nhân do sự thiếu quan tâm của gia đình, vậy ngay khi phát hiện trẻ có những biểu hiện chậm nói hãy quan tâm và dành nhiều thời gian bên trẻ giúp chúng có được những giây phút vui vẻ và học hỏi nhiều điều từ bạn. Đây là cách dạy trẻ chậm nói đơn giản nhất.
3. Đưa trẻ tới những nơi đông người như siêu thị
Trẻ cần được tới những nơi có nhiều âm thanh, ngôn ngữ để chúng tiếp xúc và nhận biết, việc tới những nơi như vậy còn giúp chúng nhận biết khẩu hình miệng và học thêm về những âm thanh cũng như tăng sự bạo dạn hơn.
Đừng quá lo lắng những chỗ đông người sẽ làm trẻ mệt hoặc mắc các bệnh truyền nhiễm, bởi nếu bạn có giữ trẻ ở nhà càng khiến trẻ không thể tăng sức đề kháng được.
4. Cho trẻ vận động hàng ngày
Vậy động hàng ngày không phải là cách dạy nhưng nó giúp trẻ tăng sức khỏe lại có sự phát triển tốt nhờ đó trí não cũng như các cơ quan hoạt động tốt đồng thời đối với những trò chơi vận động theo nhóm kích thích trẻ nói.
5. Luôn nói cho trẻ những gì bạn đang làm
Ngay cả khi bạn giặt hay lau nhà hãy nói với trẻ để chúng nhận biết các hành động, tăng ngôn ngữ và hiểu biết cá nhân, nó cũng vô cùng hữu ích nếu bạn im lặng. Trẻ sẽ làm quen và học hỏi dần nên ngay cả khi chưa biết nói bạn cũng hãy miêu tả chi tiết các việc mình làm nhé vì trẻ đã nhận thức được rồi nhé. Các điều trị sớm cho trẻ chậm nói này không chỉ hiệu quả mà còn giúp trẻ nhận thức được cuộc sống nhanh hơn.
6. Hãy nói thật chậm
Bạn không thể nói thật chậm cả ngày nhưng với trẻ hãy cố gắng nói càng chậm càng tốt để trẻ hiểu bạn nói cũng như có thể học theo khẩu hình miệng của bạn. Khi hiểu trẻ sẽ hứng thú nghe và làm theo, nếu không hiểu chúng sẽ ngơ ngác nhưng cũng không biết làm sao để bạn nói lại đâu.
7. Đọc sách cho trẻ mỗi ngày
Đọc sách mỗi khi đi ngủ hàng ngày giúp trẻ tăng vốn từ vựng và phát triển trí não tốt hơn, ở giai đoạn 3 tuổi trẻ đã nhận thức về thế giới biết đúng sai, những câu chuyện trong sách sẽ có nhân vật tốt nhân vật xấu từ đó sẽ hình thành đạo đức tốt trong trẻ.