Chu Vi Hình Bình Hành vs Diện Tích Hình Bình Hành

Bài viết về lý thuyết, bài tập, công thức tính diện tích hình bình hành và chu vi của hình bình hành. Những dấu hiệu cơ bản nhận biết và làm bài tập về hình bình hành mà các em học sinh cần phải biết. 

 

I. Định Nghĩa Về Hình Bình Hành

Chu Vi Hình Bình Hành vs Diện Tích Hình Bình Hành

Trong Hình Học phẳng mỗi hình nhất định sẽ có những đặc điểm nhận dạng khác và các công thức tính toán khác nhau. Bài viết này sẽ chung cấp cho các em học sinh các khái niệm, đặc điểm nhận dạng và các công thức tính chu vi hình bình hành, diện tích hình bình hành cùng với các bài tập liên quan.

– Trong hình học, tứ giác có các cạnh đối song song hay một hình thang có hai cạnh bên song song, được gọi là hình bình hành.

 

 Trong hình học phẳng thì hình bình hành là hình mà các em học sinh sẽ được gặp nhiều nhất trong quá trình học. Công thức tính chu vi và diện tích hình bình hành, hình tròn, hình tam giác hay hình vuông là những kiến thức cơ bản rất quant rọng khi áp dụng vào các bài tập trong sách giáo khoa. Vì thế, các em cần phải ghi nhớ thật kỹ những lý thuyết và công thức liên quan,

II. Tính Chất Của Hình Bình Hành

Hình Bình Hành có các tính chất như sau:

+ Các cạnh đối song song và bằng nhau, các cạnh liền kề không tại thành góc vuông

+ Các góc đối bằng nhau.

+ Hình bình hành có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.

Hình bình hành là là một trường hợp đặc biệt của hình thang.

III. Dấu Hiệu Nhận Biết Hình Bình Hành Trong Hình Học

a) Trong hình học tứ giác mà có các cạnh đối song song được gọi là hình bình hành.

b) Trong hình học tứ giác mà có các cạnh đối bằng nhau được gọi là hình bình hành.

c) Trong hình học tứ giác mà có hai cạnh đối song song và bằng nhau được gọi là hình bình hành.

d) Trong hình học tứ giác mà có các góc đối bằng nhau được gọi là hình bình hành.

e) Trong hình học tứ giác mà có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường được gọi là hình bình hành.

f) Trong hình học tứ giác mà có hai cạnh đáy bằng nhau được gọi là hình bình hành.

IV. Công Thức Tính Diện tích Hinh Bình Hành

1. Công Thức Tính Diện Tích Hình Bình Hành

– Lý thuyết diện tích hình bình hành : Diện tích của hình bình hành được tính bằng tích của 1 cạnh đáy của hình nhân với chiều cao tương ứng.

– Công thức : S = a x h

Trong đó:

S : diện tích

a : cạnh đáy của hình

h độ dài đường cao hạ xuống cạnh a

 

Công thức, cách tính diện tích hình bình hành, chu vi hình bình hành

2. Ví Dụ Tính Diện Tích Hình Bình Hành

Ta có hình bình hành ABCD với chiều cao hạn xuống cạnh CD là 5 cm và chiều dài CD là 15 cm. Yêu cầu: Tính diện tích hình binh hành ABCD.
Giải:
Áp dụng công thức tính diện tích hình bình hành ta có
S= 5* 15 = 75 cm^2

V. Cách Tính Chu Vi Hinh Bình Hành

1. Công Thức Tính Chu Vi Hình Bình Hành

Lý thuyết về chu vi của hình bình hành : Chu vi hình bình hành bằng 2 lần tổng 2 cạnh kề nhau bất kỳ của hình đó. Hay chu vi của hình bằng tổng chiều dài của 4 cành của nó
Công thức tính : C = (A+B) X 2
– C : Chu vi
– A, B là 2 cạnh liền kề bất kỳ

2. Ví Dụ Cách Tính Chu Vi Hình Bình Hành

Ta có hình bình hành ABCD với độ dài cạnh bên BC là 7 cm và chiều dài CD là 15 cm. Yêu cầu: Tính chu vi hình binh hành ABCD.
Giải:
Áp dụng công thức tính chu vi hình bình hành ta có
C=2* (7+ 15 )= 44 cm

VI. Bài Tập Áp Dụng Cách Tính Chu Vi và Diện Tích Hình Bình Hành

Các ví dụ dưới đây sẽ mang tính chất minh họa với độ khó cơ bản và rất dễ áp dụng, với những ví dụ khó và phức tạp hơn các em cần vận dụng thêm nhiều mối tương quan giữa các yếu tố trong công thức và nhiều cách suy diễn phức tạp hơn để giải bài toán.

Bài Tập Áp Dụng Cách Tính Chu Vi và Diện Tích Hình Bình Hành  Cách Tính Chu Vi và Diện Tích Hình Bình Hành  Diện Tích Hình Bình Hành
Trong hình học phẳng có rât nhiều bài toán thiết kế hình học được áp dụng vào thực tế, những công thức tính chu vi và diện tích những hình phổ biến thường được áp dụng thường xuyên.

BÌNH LUẬN FACEBOOK

bình luân