GDP là gì? Cách Tính GDP
GDP là gì? GDP có ảnh hưởng như thế nào tới một quốc gia? Bạn thường nghe nói GDP nhưng không thật hiểu về chỉ số này ra sao. Câu trả lời sẽ được bautroitrithuc.com giải đáp rõ nhất cho bạn.
Bạn thường xuyên nghe thấy cụm từ GDP trên sóng truyền hình, trong các bài phát biểu của các lãnh đạo, quan chức, ngay cả trên các mặt báo cũng là sự xuất hiện dày đặc. Có lẽ bạn cũng đủ hiểu GDP liên quan tới kinh tế nhưng thực tế bạn chưa hiểu rõ về nó và nó là gì mà được xuất hiện nhiều tới như vậy.
Nội dung bài viết
I. GDP Là Gì?
GDP là gì? đầu tiên chúng ta sẽ tìm hiểu GDP là gì theo định nghĩa của wikipedia. Theo nhóm này thì GDP chính là giá trị thị trường của các loại hàng hóa cũng như dịch vụ cuối cùng trong chuỗi sản xuất với đơn vị tính là một quốc gia hay vùng lãnh thổ trong một năm.
Theo cách hiểu đúng nhất GDP được viết tắt bởi cụm từ kinh tế Gross Domestic Product có nghĩa là tổng sản phẩm quốc nội. Nó chính là giá trị sau cùng của chuỗi sản phẩm, dịch vụ trong một đất nước ở một thời kỳ và người ta luôn tính trong 1 năm. Chỉ số này bao gồm tất cả các mặt hàng sản xuất trong nước và các công ty nước ngoài đầu tư tại đất nước đó.
II. Theo Quan Điểm Kinh Tế Học Thì GDP Là Gì?
Theo quan điểm kinh tế học thì GDP chính là tổng sản phẩm quốc gia đó tính ở khâu sản xuất cuối cùng. Rõ hơn, nó chính là giá trị thị trường của các dịch vụ và sản phẩm trong 1 vùng lãnh thổ ở một thời kỳ nhất định.
III. GDP Danh Nghĩa Là Gì?
GDP danh nghĩa là gì? Bạn đã từng nghe chưa? GDP danh nghĩa chính là GDP ở thời điểm hiện tại của các sản phẩm nội địa được tính ở thời điểm hiện hành, các sản phẩm sản xuất ở giai đoạn nào sẽ tính giá ở giai đoạn đó bởi giá cả có sự chênh lệch theo từng thời kỳ.
IV. GDP Bình Quân Đầu Người Là Gì?
GDP/người là gì? khi mà bạn đã hiểu GDP là gì, theo cách hiểu rõ nhất thì GDP bình quân đầu người chính là GDP chia cho dân số nước đó ở thời điểm tính, dân cư sẽ được tính dân trong nước và dân nước ngoài sinh sống và làm việc tại quốc gia đó. Nói cách khác, GDP bình quân đầu người là GDP của cả nước chia bình quân cho đầu người.
Tất nhiên, có người giàu, người nghèo, có người thu nhập cao, có người thu nhập thấp, thế nhưng GDP bình quân đầu người sẽ phản ánh mức thu nhập trung bình của quốc gia đó, cũng chính vì vậy, nếu GDP đầu người cao thì có nghĩa đất nước đó có nhiều người thu nhập cao.
Nếu chỉ tính con số GDP thì Hoa Kỳ hiện là nước có chỉ số này cao nhất với khoảng 18.287 tỉ USD năm 2015, với GDP bình quân đầu người thì cao nhất lại thuộc về Qatar với 106.283$/người. Cũng theo thống kê từ các bộ kinh tế thì Mỹ chỉ đứng thứ 7 trên danh sách thu nhập bình quân đầu người với khoảng 49.601$/người.
Việt Nam có thứ hạng rất cao trên bảng xếp hạng GDP bình quân đầu người, với 3.549/người/năm xếp thứ 129. Trong khi đó ở vị trí thứ 3 là Singapore với 61.046/người/năm gấp rất nhiều lần Việt Nam chứng tỏ đây là đất nước rất phát triển có thu nhập của người dân cao. Cạnh Việt Nam là Thái lan cũng đứng ở vị trí 86 với 9.979/người/năm.
V. GDP Có Giống Với GNP Không?
Bạn đã từng nghe tới GDP Việt Nam năm 2017 rồi đúng không? và có lẽ bạn cũng từng nghe tới cụm từ GNP. Chính việc phát âm gần giống nhau khiến cho nhiều người nhầm lẫn 2 chỉ số này với nhau. Thực tế, 2 chỉ số này hoàn toàn khác nhau.
GNP thực chất là Gross National Product nó chính là tổng các sản phẩm của một quốc gia, các sản phẩm này được tính với giá trị cuối cùng và do công dân nước đó làm ra trên nước mình hoặc trên đất nước khác trong 1 năm. Nó khác với GDP chỉ tính các chỉ số trong nước, nếu người nước đó làm việc ở nước ngoài thì sẽ không được tính.
VI. Cách Tính GDP Theo Các Giá Trị Gia Tăng
Công thức tính GDP thực tế với rất nhiều cách và phương thức khác nhau, có thể tính theo giá trị gia tăng. Ở cách tính này tổng sản phẩm quốc nội sẽ được tính gồm giá trị tăng thêm của nền kinh tế của đất nước đó, con số này sẽ bao gồm thuế nhập khẩu các sản phẩm nước ngoài vào. Hay GDP còn được tính theo giá trị sản xuất ra sản phẩm trừ đi chi phí cộng thêm thuế.
VII. GDP Ảnh Hưởng Như Thế Nào Tới Nền Kinh Tế ?
GDP chính là tổng sản phẩm quốc nội chính bởi vậy nó có tác động to lớn tới nền kinh tế của đất nước đó. Chỉ số GDP khi đi xuống chứng tỏ nền kinh tế đó đang bị xa xút, các công ty, doanh nghiệp lợi nhuận thấp xuống, giá trị hàng hóa thấp đi. Điều này kéo theo hệ lụy làm suy thoái nền kinh tế, lạm phát cũng như đồng tiền bị mất giá.
Một điều rất khó hiểu là lâu nay người ta luôn dựa vào GDP để đánh giá và so sánh các nền kinh tế với nhau. Nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam thậm chí còn sử dụng chỉ số GDP để so sánh sự phát triển giữa các địa phương với nhau. Nếu nói đây là cách so sánh sai thì không đúng nhưng nó chưa đủ chính xác và khách quan.
Từ khá lâu, các chuyên gia hay người làm kinh tế nhận ra rằng chỉ số GDP chưa biểu hiện nay bộc lộ hết nền kinh tế của một quốc gia, nó vốn dĩ chỉ là một con số được tính toán ra mà thôi. Một ví dụ cho thấy lập luận trên là đúng. Trung Quốc có GDP năm 2013 tới 9.300 tỉ USD xếp thứ 2 trên thế giới chỉ sau Mỹ, nhưng nếu xét toàn diện thì chưa ai nói nền kinh tế của Trung Quốc mạnh hơn Hàn Quốc, Nhật Bản hay Anh, Pháp.
Vậy khi GDP tăng có phải nền kinh tế đang phát triển, Trung Quốc có GDP cao như vậy nhưng nền kinh tế đất nước này kém xa nhiều nước phát triển trên thế giới. Vâng, việc tăng trưởng ở đây chỉ là tăng trưởng GDP mà thôi, xét về khía cạnh khác việc GDP phát triển thì điều mấu chốt cần tăng giá trị sản phẩm và dịch vụ mà muốn như vậy đất nước cần tăng năng suất lao động, tăng về chất lượng hoặc việc tăng đầu tư.
Đối với việc tăng năng suất lao động của một đất nước cần có sự tăng trưởng bền vững, việc tăng trưởng cần có sự đồng đều của việc tăng ngành nghề, tăng giá trị các sản phẩm, dịch vụ, việc tăng đầu tư giúp cho cơ sở hiện đại, công nhân được đào tạo với tay nghề cao. Thế nhưng, đây đâu phải việc dễ dàng, nó cũng không thể thực hiện nhanh chóng với một đất nước còn kém phát triển như Việt Nam. Một trong những việc quan trong nhất trong khâu này là có sự phát triển đồng bộ giữa các lĩnh vực như: Giáo dục, nghiên cứu và khoa học ….Nền giáo dục phát triển mới giúp tạo ra lao động có chất lượng.
Thế nhưng, một điều tất yếu xảy ra khi muốn tăng trưởng thì cần đầu tư nhưng khi đầu tư lại phát sinh lạm phát, nếu chưa nói tới lạm phát luôn đi kèm với đầu tư. Nếu đất nước chúng ta muốn tăng trưởng nhờ tăng giá trị và nhờ năng suất lao động thì chắc chắn con đường này còn rất dài và gian nan. Việc giữ lạm phát ổn định đã nói nói chi tới việc giảm. Nói như vậy có nghĩa việc tăng trưởng GDP kèm lạm phát khiến cho xã hội gánh nhiều hậu quả, nó làm giảm uy tín của bộ máy nhà nước, người dân mất niềm tin vào chính phủ.
Việc tăng trưởng GDP cũng kéo theo một hệ lụy là việc khoảng cách giàu nghèo ngày càng được nâng cao. Năm 2012, GĐP của HCM là 4.000 USD/người thì ở Hà Nội là 2.257 USD, người gấp 2 lần cả nước. Thế nhưng, ở Vũng Tàu con số này lại là 6.000 USD/người gấp tới 4 lần. Với các khu vực trung du phía bắc chỉ đạt khoảng 300 USD/người.