Hướng Dẫn Lập Dàn Ý và Bài Văn Phân Tích Nhân Vật Ngô Tử Vân

Bài viết Hướng Dẫn Lập Dàn Ý Phân Tích Nhân Vật Ngô Tử Vân và Bài Văn Mẫu Phân Tích Ngô Tử Vân trong tác phẩm của nhà văn Nguyễn Dư.

 

Hướng Dẫn Lập Dàn Ý và Bài Văn Phân Tích Nhân Vật Ngô Tử Vân

I. Lập Dàn Ý Phân Tích Nhân Vật Ngô Tử Vân

1. Mở bài

– Giới thiệu tác giả Nguyễn Dữ

– Giới thiệu về tập truyện truyền kì mạn lục: là một tập truyện được đánh giá là “thiên cổ kì bút” và cũng là đỉnh cao của thể loại truyền kì trong văn học trung đại Việt Nam.

– Giới thiệu về tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, nhân vật Ngô Tử Văn:

2. Thân bài

Hình tượng nhân vật Ngô Tử Văn

a, Giới thiệu về nhân vật Ngô Tử Văn

– Tên: là Soạn

– Quê quán: huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang

– Tính cách: Khẳng khái, cương trực, nóng nảy.

b, Ngô Tử Văn – người đốt đền

– Nguyên nhân: đó là ngôi đền ma, tác yêu tác quái trong nhân dân.

– Thực hiện hành động đốt đền:

+ Chuẩn bị: “tắm gội chay sạch, khấn trời đất rồi châm lửa đốt đền” đó là một hành động trang nghiêm, tôn kính, quyết liệt.

+ Khi Ngô Tử Văn châm lửa đốt đền: Mọi người ai nấy đều lắc đầu lè lưỡi, đều lo sợ thay cho Tử Văn, nhưng Tử Văn đã vung tay không cần gì cả. Đây là một hành động dứt khoát, bất chấp điều xấu sẽ xảy ra với mình.

+ Hậu quả: không tránh khỏi tai vạ, bị chết, bị xuống âm ti gặp diêm vương.

– Sau khi đốt đền:

+ Tử Văn cảm thấy “khó chịu, đầu lảo đảo và bụng run run, rồi nổi lên một cơn sốt nóng, sốt rét”.

+ Tử Văn thấy một người khôi ngô dõng dạc, đầu đội mũ đi đến, nói năng, quần áo rất giống người phương Bắc, tự xưng mình là cư sĩ đến đòi chàng làm trả lại tòa đền như cũ

+ Cũng có một ông già áo vải, mũ đen, nhìn phong độ nhã nhặn đến với thái độ vui mừng và kể rõ đầu đuôi sự việc cho Tử Văn nghe.

=> Thổ công đã giúp đỡ và ủng hộ hành động của Tử Văn.

– Ngô Tử Văn đối mặt với:

+ Đối mặt với hồn ma: ‘Mặc kệ, ngồi ngất ngưởng”.Thể hiện thái độ không sợ sệt trước sự đe dọa của hồn ma tên tướng giặc.

+ Đối mặt với thổ thần đất Việt: Tử Văn ăn nói linh hoạt cởi mở. Ngô Tử Văn hỏi Thổ thần xem: “ Hắn có thực là tên hung thần, có thể gieo vạ cho tôi không?” Để giúp Tử Văn  lượng sức mình, phán đoán xem sẽ phải đối mặt với tên hồn ma tướng giặc kia như thế nào.

– Ngô Tử Văn đối chất:

+ Cảnh ở dưới âm phủ: Tử Văn bị quỷ sứ lôi đi, dưới âm phủ nhà có thành sắt cao mấy chục trượng, nào thì sông lớn gió tanh sóng xám, rồi thì Vạn quỷ Dạ Xoa mắt xanh tóc đỏ, nanh trắng….

+ Ngô Tử Văn đấu tranh cho bản thân mình: – Chàng khẳng khái, cương trực kêu oan: “Ngô Soạn này là một kẻ sĩ ngay thẳng ở trần gian, có tội lỗi gì xin brao cho không nên bắt một cách oan uổng”.

– Tử Văn luôn giữ vững thái độ rất bình tĩnh tâu đầu đuôi câu chuyện như Thổ công dặn vô cùng cứng rắn không chịu nhún nhường.

– Tử Văn đấu trí quyết liệt với hồn ma:”hai bên cãi cọ mãi vẫn chưa phân phải trái”.

– Tử Văn quả quyết: “Nếu nhà Vua không tin lời tôi, xin đem giấy đến đền Tản Viên để hỏi hư thực, không có sự thực như thế, tôi lại xin chịu thêm tội nói càn”.

+ Ngô Tử Văn đã chiến thắng: Diêm Vương đã truyền lính đưa Tử Văn về làng và từ nay về sau được nhận một nửa phần cúng lễ ở ngôi đền, Tử Văn cũng được Thổ thần đề cử đi làm chức phán sự đền Tản Viên.

3. Kết bài

– Tổng kết lại vấn đề : Hình tượng Ngô Tử Văn – tượng trưng cho công lý, không chấp nhận sự sai trái, không đúng với luân lý.

– Nghệ thuật: sử dụng bút pháp kì ảo làm tăng tính hàm súc và độc đáo cho tác phẩm.

II. Phân Tích Ngô Tử Vân 

Phân Tích Ngô Tử Vân 

1. Mở bài

Nguyễn Dữ là một nhà nhà văn tiêu biểu trong văn học trung đại lúc bấy giờ,  sự ra đời của tập truyện Truyền kì mạn lục đã làm nên tên tuổi của ông, tập truyện đã mang lại giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc. Và trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên trích Truyền kì mạn lục đã xây dựng thành công nhân vật Ngô Tử Văn là một con người tri thức, luôn bênh vực lẽ phải, không chấp nhận sự xảo trá, yêu ma đã tạo cho tác phẩm một dấu ấn sâu sắc.

2. Thân bài

     Mở đầu tác phẩm, Nguyễn Dữ đã giới thiệu nhân vật của mình một cách ngắn gọn rõ ràng: Nhân vật Ngô Tử Văn tên thật là Soạn, là người ở huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang, Tử Văn được miêu là là một người có tính cách khẳng khái, cương trực nhưng cũng nóng nảy. Chính tính cách và phẩm chất ấy đã dẫn đến hành động Tử Văn đốt đền, lý do mà chàng đốt đền đó là một ngôi đền ma, làm yêu làm ma tác oai tác quái trong nhân dân. Trước khi thực hiện hành động đốt đền Tử Văn đã  “tắm gội chay sạch, khấn trời đất rồi châm lửa đốt đền” đây là một hành động trang nghiêm, tôn kính, quyết liệt. Và khi Ngô Tử Văn châm lửa đốt đền:

     Mọi người ai nấy đều lắc đầu lè lưỡi, đều lo sợ thay cho Tử Văn, nhưng Tử Văn đã vung tay không cần gì cả. Đây là một hành động dứt khoát, bất chấp điều xấu sẽ xảy ra với mình vì Tử Văn cho rằng việc làm của mình là chính đáng, không có gì sai trái, không cần phải sợ. Nhưng sau khi chàng đốt đền sau quay trở về nhà, Tử Văn cảm thấy: người khó chịu, đầu lảo đảo, bụng run run, rồi nổi lên một cơn sốt nóng, sốt rét… dường như Tử Văn đang bị trừng phạt, trong cơn sốt Tử Văn thấy một người khôi ngô dõng dạc, đầu đội mũ đi đến, nói năng, quần áo rất giống người phương Bắc, tự xưng mình là cư sĩ đến đòi chàng làm trả lại tòa đền như cũ đó chính là hồn ma của tên tướng giặc đòi trả lại đền nhưng dù trong hoàn cảnh bị như vậy Tử Văn vẫn “Mặc kệ, ngồi ngất ngưởng”, thể hiện thái độ không sợ sệt trước sự đe dọa của hồn qua tên tướng giặc của Tử Văn. Và sau khi tên hồn ma kia đi thì cũng có một ông già áo vải, mũ đen, nhìn phong độ bước đến tỏ thái độ vui mừng, kể cho chàng nghe về toàn bộ sự việc, ủng hộ và giúp đỡ hành động của Tử Văn. Khi đối mặt với thổ thần đất Việt: Tử Văn ăn nói linh hoạt cởi mở. Ngô Tử Văn hỏi Thổ thần xem: “ Hắn có thực là tên hung thần, có thể gieo vạ cho tôi không?” Để giúp Tử Văn  lượng sức mình, phán đoán xem sẽ phải đối mặt với tên hồn ma tướng giặc kia như thế nào.

     Sau cuộc gặp gỡ với hồn ma và Thổ thần bị hại, có người dưới âm ti lôi Tử Văn đi, dưới âm phủ cảnh tượng khác thường: Nhà có thành sắt cao mấy chục trượng Tử Văn bị quỷ sứ lôi đi, dưới âm phủ nhà có thành sắt cao mấy chục trượng, nào thì sông lớn gió tanh sóng xám, rồi thì Vạn quỷ Dạ Xoa mắt xanh tóc đỏ, nanh trắng….Cảnh này chính là để uy hiếp kẻ có tội hình nặng. Ngô Tử Văn đấu tranh cho bản thân mình: Chàng khẳng khái, cương trực kêu oan: “Ngô Soạn này là một kẻ sĩ ngay thẳng ở trần gian, có tội lỗi gì xin bảo cho không nên bắt một cách oan uổng”. và chàng luôn giữ vững thái độ rất bình tĩnh tâu đầu đuôi câu chuyện như Thổ công dặn vô cùng cứng rắn không chịu nhún nhường.Tử Văn đấu trí quyết liệt với hồn ma:”hai bên cãi cọ mãi vẫn chưa phân phải trái”.Tử Văn quả quyết: “Nếu nhà Vua không tin lời tôi, xin đem giấy đến đền Tản Viên để hỏi hư thực, không có sự thực như thế, tôi lại xin chịu thêm tội nói càn”. và cuối cùng Ngô Tử Văn đã chiến thắng: Diêm Vương đã truyền lính đưa Tử Văn về làng và từ nay về sau được nhận một nửa phần cúng lễ ở ngôi đền, Tử Văn cũng được Thổ thần đề cử đi làm chức phán sự đền Tản Viên. Tác giả đã sử dụng nhiều yếu tố kì ảo hoang đường giữa con người và hồn ma, thần thánh… để làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn hơn.

3. Kết bài

     Cuộc gặp gỡ giữa con người và hồn ma, con người với thần thánh đó là giữa thế giới ảo và thế giới thực. Bằng nghệ thuật kể chuyện vô cùng hấp dẫn, kết hợp với các yếu tố kì ảo… đã làm nên một hình tượng Ngô Tử Văn là con người cương trực, bản lĩnh, yêu chính nghĩa, kiên cường và có tinh thần dân tộc.

BÌNH LUẬN FACEBOOK

bình luân