Lập Dàn Ý Phân Tích Bài Thơ Sóng Hay Nhất

 

  • Dàn ý phân tích bài thơ Sóng
  • Mở bài

 

  • Giới thiệu tác giả Xuân Quỳnh và đặc điểm thơ bà
  • Giới thiệu bài thơ Sóng
  1.       Thân bài
  1. Những cảm xúc suy nghĩ về sóng biển và tình yêu:
  • Khổ 1:
  • Nhà thơ sử dụng phép tiểu đối : dữ dội – dịu êm, ồn ào – lặng lẽ đã nói lên được trạng thái đối lập của sóng và liên tưởng tới tâm trạng của người phụ nữ khi yêu( lúc thì sôi nổi, mãnh liệt, khi thì dịu dàng đằm thắm).
  • Nhà thơ sử dụng phép nhân hóa: Sông – không hiểu mình, sóng – ra tận bể. Nếu như sông không hiểu nổi mình thì sóng phải tìm ra tận bể để thoát khỏi nơi chật hẹp, tìm đến nơi rộng lớn và bao dung hơn.
  • Khổ 2:
  • Quy luật của sóng ( tự nhiên): ngày xưa, ngày nay: vẫn thế.
  • Quy luật của tình cảm: “ Nỗi khát vọng tình yêu/ Bồi hồi trong ngực trẻ”. Tình yêu chính là một khát vọng lớn lao vĩnh hằng của tuổi trẻ và nhân loại.
  1. Sóng và cội nguồn của tình yêu đôi lứa:
  • Khổ 3: Nhà thơ đã sử dụng điệp từ “ em nghĩ” và câu hỏi tu từ “ Từ nơi nào sóng lên?”. Thể hiện khát khao mong muốn tìm hiểu cội nguồn của tình yêu, cắt nghĩa, lý giải tình yêu, khát khao hiểu được bản thân và hiểu được người mình yêu.
  • Khổ 4: Nhà thơ tiếp tục sử dụng câu hỏi tu từ: “Gió bắt đầu từ đâu?”, “Khi nào ta yêu nhau?” Nhà thơ muốn dựa vào quy luật của tự nhiên để hiểu được quy luật của tình yêu nhưng tình yêu cũng như sóng vậy luôn bất ngờ, bí ẩn, không thể lý giải được.
  1. Sóng – nỗi nhớ , lòng thủy chung của người con gái
  • Khổ 5: Nỗi nhớ
  • Bao trùm cả không gian “ Con sóng dưới lòng sâu/Con sóng trên mặt nước”.
  • Thao thức cả trong thời gian: “ Ngày đêm không ngủ được”.

=> Nhà thơ đã sử dụng phép đối, giọng thơ náo nức dào dạt đã diễn tả nỗi nhớ sâu sắc , da diết, không thể nguôi, luôn thường trực ở người phụ nữ nó dào dạt như sóng biển triền miên.

  • Sóng nhớ bờ tha thiết mãnh liệt còn em nhớ tới anh gấp bội phần đến cả trong mơ nhớ anh : “ Lòng em nhớ đến anh/ Cả trong mơ còn thức”.

=>Nhà thơ đã bày tỏ tình yêu một cách chân thành, dịu dàng mà cũng mãnh liệt, mạnh dạn.

  • Khổ 6: Lòng thủy chung
  • Đã khẳng định lòng mình với người mình yêu “ Dẫu xuôi về phương Bắc/ Dẫu ngược về phương Nam”, dù ở đâu vẫn nhớ và yêu người mình yêu một cách vô hạn . Đó chính là một lời thề với người mình yêu dù đi đâu vẫn nhớ thương tới người đang chờ mình.
  • Các điệp ngữ được sử dụng : “dẫu xuôi về, dẫu ngược về”, cùng với các điệp từ “ phương” kết hợp với các từ “em cũng nghĩ, hướng về anh”. Nhà thơ đã khẳng định niềm tin chờ đợi trong tình yêu.
  • Khổ 7: Bến bờ hạnh phúc
  • Nhà thơ đã mượn hình ảnh của sóng “ Sóng ngoài đại dương”, “ con nào chẳng tới bờ”. Đó là một quy luật tất yếu.
  • Sóng để tới được bờ phải trải qua muôn vàn cách trở: Tình yêu của em và anh dành cho nhau cũng vậy dù phải trải qua mọi gian lao thử thách cũng sẽ đến được bến bờ hạnh phúc.
  1. Sóng và khát khao tình yêu vĩnh cửu:
  • Khổ 8: Nhà thơ đã sử dụng cách nói đối lập:Cuộc đời dài >< năm tháng vẫn đi qua, hay hình ảnh “ Như biển kia dẫu rộng/Mây vẫn bay về xa”, biển dù rộng cũng không giữ nổi mây. Từ đó cho thấy cuộc đời con người là hữu hạn, hạnh phúc thì mong manh đã nói lên nỗi trăn trở lo âu của nhà thơ vì vậy cần sống hết mình, yêu hết mình để không phải hối tiếc.
  • Khổ 9: Nhà thơ đã sử dụng cách nói giả định “ Làm sao được tan ra” + con số ước lệ “trăm”, “ ngàn” kết hợp với hình ảnh ẩn dụ “ biển lớn tình yêu”, “sóng”. Đã thể hiện một khát vọng mãnh liệt của nhà thơ, sống hết mình trong tình yêu, muốn mình hóa thành sóng để sống mãi với tình yêu, hóa vào sóng để trở thành một tình yêu vĩnh cửu.
  1. Kết bài
  • Bài thơ là một trong những bài tiêu biểu của nhà thơ khi viết về tình yêu. Một tình yêu mãnh liệt, tràn đầy sức sống, yêu hết mình.
  • Nghệ thuật: cách gieo vần nhịp linh hoạt, thể thơ năm chữ tạo âm điệu dạt dào….
  1.      Phân tích bài thơ Sóng

 

  • Mở bài

 

     Nếu Xuân Diệu được mệnh danh là “ ông hoàng thơ tình” thì Xuân Quỳnh được mệnh danh là “ bà hoàng thơ tình yêu”. Xuân Quỳnh là một người có cuộc đời bất hạnh, đặc biệt trong tình yêu, bà luôn khát khao một tình yêu trọn vẹn, có một mái ấm gia đình. Thơ của bà cũng là tiếng nói của phụ nữ giàu yêu thương, khát khao hạnh phúc đời thường nhưng cũng đầy băn khoăn lo lắng,trăn trở trước tình yêu, cuộc đời. Và bài thơ Sóng là một trong những bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ của bà, một trái tim yêu mãnh liệt nhưng cũng đầy nỗi băn khoăn, lo lắng trong tình yêu.

  1.      Thân bài

     Mở đầu bài thơ, Xuân Quỳnh đã mở ra cho người đọc những cảm xúc ban đầu về tình yêu trong sự so sánh đối lập với sóng biển. Trong khổ thơ thứ nhất nhà thơ sử dụng phép tiểu đối giữa dữ dội – dịu êm, ồn ào – lặng lẽ đã nói lên được trạng thái đối lập của sóng và liên tưởng tới tâm trạng của người phụ nữ khi yêu  lúc thì sôi nổi, mãnh liệt, khi thì dịu dàng đằm thắm. Không những vậy nhà thơ còn sử dụng phép nhân hóa:Sông – không hiểu mình, sóng – ra tận bể. Nếu như sông không hiểu nổi mình thì sóng phải tìm ra tận bể để thoát khỏi nơi chật hẹp, tìm đến nơi rộng lớn và bao dung hơn. Hành trình tìm ra tận bể của sóng chính là quá trình tự nhận thức, tìm hiểu chính bản thân mình, khát khao, đồng điệu trong tình yêu. Bước sang khổ thơ thứ hai, nhà thơ đã nêu lên một quy luật của tự nhiên đó là sóng ngày xưa ngày nay vẫn thế cũng như quy luật của tình cảm “ Nỗi khát vọng tình yêu/ Bồi hồi trong ngực trẻ”. Đối với nhà thơ cũng như mọi người tình yêu chính là một khát vọng lớn lao vĩnh hằng của tuổi trẻ và nhân loại. Nhà thơ đã liên hệ tình yêu tuổi trẻ với con sóng đại dương, như con sóng luôn tới bờ, con người cũng vậy sẽ mãi đến với tình yêu.

     Hai khổ thơ trên đã mở ra những cảm xúc của con người trước tình yêu thì tring hai khổ thơ tiếp lại là con sóng và cội nguồn của tình yêu đôi lứa. Trong khổ thơ thứ ba nhà thơ đã sử dụng điệp từ “ em nghĩ” và câu hỏi tu từ “ Từ nơi nào sóng lên?”. Thể hiện khát khao mong muốn tìm hiểu cội nguồn của tình yêu, cắt nghĩa, lý giải tình yêu, khát khao hiểu được bản thân và hiểu được người mình yêu. Nhà thơ tiếp tục sử dụng câu hỏi tu từ: Gió bắt đầu từ đâu?, Khi nào ta yêu nhau? Nhà thơ muốn dựa vào quy luật của tự nhiên để hiểu được quy luật của tình yêu nhưng tình yêu cũng như sóng vậy luôn bất ngờ, bí ẩn, không thể lý giải được. Qua đó, cho thấy đây là một cách cắt nghĩa lý giải tình yêu rất chân thành và đầy nữ tính của nhà thơ.

     Nếu như những khổ thơ trên nhà thơ đã cắt nghĩa, lý giải tình yêu thì những đến khổ thơ này Xuân Quỳnh đã nói lên nỗi nhớ, lòng thủy chung của người con gái khi yêu. Đầu tiên, nỗi nhớ được nhà thơ thể hiện nỗi nhớ bao trùm cả không gian “ Con sóng dưới lòng sâu/Con sóng trên mặt nước”. không chỉ trong không gian mà còn thao thức cả trong thời gian: “ Ngày đêm không ngủ được”. Nhà thơ đã sử dụng phép đối, giọng thơ náo nức dào dạt đã diễn tả nỗi nhớ sâu sắc , da diết, không thể nguôi, luôn thường trực ở người phụ nữ nó dào dạt như sóng biển triền miên. Nhà thơ đã nói lên tâm tư của mình qua hình ảnh sóng :Sóng nhớ bờ tha thiết mãnh liệt còn em nhớ tới anh gấp bội phần đến cả trong mơ nhớ anh : “ Lòng em nhớ đến anh/ Cả trong mơ còn thức”.Nhà thơ đã bày tỏ tình yêu một cách chân thành, dịu dàng mà cũng mãnh liệt, mạnh dạn. Thứ hai, nhà thơ đã nói lên lòng thủy chung của con gái khi yêu, Xuân Quỳnh đã khẳng định lòng mình với người mình yêu “ Dẫu xuôi về phương Bắc/ Dẫu ngược về phương Nam”, dù ở đâu vẫn nhớ và yêu người mình yêu một cách vô hạn “ Nơi nào em cũng nghĩ/ Hướng về anh một phương”. Đó chính là một lời thề với người mình yêu dù đi đâu vẫn nhớ thương tới người đang chờ mình. Nhà thơ mong muốn tình yêu có một kết thúc thật đẹp,nhà thơ đã mượn hình ảnh của sóng “ Sóng ngoài đại dương”, “ con nào chẳng tới bờ”. Đó là một quy luật tất yếu của tự nhiên để nói đến tình yêu :Sóng để tới được bờ phải trải qua muôn vàn cách trở cũng như tình yêu của em và anh dành cho nhau cũng vậy dù phải trải qua mọi gian lao thử thách cũng sẽ đến được bến bờ hạnh phúc.Qua đó, cho thấy nhà thơ đã thể hiện một cái tôi mãnh liệt luôn tin vào tình yêu.

     Cuối cùng,nhà thơ mong muốn, khát khao có một tình yêu vĩnh cửu, nhà thơ đã sử dụng cách nói đối lập:Cuộc đời dài đối lập năm tháng vẫn đi qua, hay hình ảnh “ Như biển kia dẫu rộng/Mây vẫn bay về xa”, biển dù rộng cũng không giữ nổi mây. Từ đó cho thấy cuộc đời con người là hữu hạn, hạnh phúc thì mong manh đã nói lên nỗi trăn trở lo âu của nhà thơ vì vậy cần sống hết mình, yêu hết mình để không phải hối tiếc. Hơn nữa, nhà thơ còn sử dụng cách nói giả định “ Làm sao được tan ra” cùng với việc sử dụng con số ước lệ “trăm”, “ ngàn” kết hợp với hình ảnh ẩn dụ “ biển lớn tình yêu”, “sóng”. Đã thể hiện một khát vọng mãnh liệt của nhà thơ, sống hết mình trong tình yêu, muốn mình hóa thành sóng để sống mãi với tình yêu, hóa vào sóng để trở thành một tình yêu vĩnh cửu.

  1.   Kết bài

     Sóng đã thể hiện một cách sâu sắc vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu, được hiện lên qua hình tượng sóng: một tình yêu tha thiết, mãnh liệt, khát vọng yêu mãnh liệt, sắc son thủy chung và vượt lên trên cả giới hạn của cuộc đời. Đồng thời, nhà thơ đã sử dụng hình ảnh ẩn dụ( sóng), thể thơ năm chữ, ngắt nhịp linh hoạt, gieo vần …. đã khắc họa sâu sắc ý nghĩa của bài thơ.

 

     Cám ơn các em đã tìm đọc bài viết “ Phân tích bài thơ Sóng” mà trung tâm mới hoàn thành. Hy vọng bài viết này của trung tâm sẽ giúp ích các em trong quá trình tìm hiểu, phân tích bài thơ hay trong kiểm tra. Nhưng các em không nên sao chép vào bài viết của mình. Nếu các em thấy hay hãy like và share nhé

BÌNH LUẬN FACEBOOK

bình luân