Nguyệt Thực Là Gì? Nguyệt Thực Toàn Phần Xẩy Ra Khi Nào?
Nguyệt thực là gì? Nguyệt thực toàn phần xảy ra khi nào? Có bao nhiêu loại nguyệt thực? Bao lâu xảy ra một lần nguyệt thực sẽ là những điều chúng tôi sẽ trả lời trong bài viết này.
Nội dung bài viết
I. Nguyệt Thực Là Gì?
Nhiều người có thể nghe nói rất nhiều nhưng thực tế lại không hiểu nguyệt thực là gì? vậy câu trả lời chính xác nhất thì nguyệt thực chính là hiện tượng thiên văn kỳ thú xảy ra khi bóng của trái đất che phủ mặt trăng trước ánh sáng mà mặt trời tạo ra. Nguyệt thực còn có tên gọi khác là mặt trăng máu. Nói một cách khác nguyệt thực khi mặt trăng đi vào khu bóng của trái đất.
Thực tế, khi chúng ta thấy mặt trăng vào giữa đêm là bởi ánh sáng của mặt trời chiếu vào và mặt trăng phản lại ánh sáng đó tới chúng ta, mặt trăng không hề tự phát ra ánh sáng như mặt trời. Ở thời điểm 3 hành tinh là mặt trăng, mặt trời và trái đất ở trên 1 đường thẳng thì chính trái đất đã che mất ánh sáng của mặt trời chiếu lên mặt trăng, bởi mặt trăng đứng sau trái đất tạo nên một bóng tối người ta gọi là nguyệt thực.
Cũng với nguyệt thực thì nhật thực cũng là hiện tượng tương tự và được rất nhiều người quan tâm, các bạn có thể tham khảo Nhật Thực Là Gì? Nhật Thực Toàn Phần Xảy Ra Khi Nào? để biết thêm nhé.
II. Có Mấy Loại Nguyệt Thực
Cũng giống như Nhật thực, nguyệt thực được chia làm các loại với hình thức khác nhau, có 3 loại nguyệt thực được phân chia rõ ràng:
1. Nguyệt Thực Toàn Phần
Nguyệt thực toàn phần xảy ra là gì? nó chính là hiện tượng khi mặt trăng, mặt trời và trái đất cùng nằm trên 1 đường thẳng, lúc này mặt trăng sẽ bị trái đất che đi ánh sáng từ mặt trời thế nhưng mặt trăng vẫn có màu đủ hay đỏ đồng hoặc màu cam sẫm. Ánh sáng của mặt trời chiếu vào trái đất và bầu khí quyển của trái đất khúc xạ bởi vậy các tia sáng bước sóng ngắn đã bị cản lại chỉ còn các tia đỏ, cam có bước sóng dài.
Nguyệt thực toàn phần dễ dàng quan sát bằng mắt thường hay nó không hề làm ảnh hưởng tới mắt của chúng ta. Những lần nguyệt thực xuất hiện luôn được các nhà khoa học, người dân thích thú và chờ đón xem.
2. Nguyệt Thực Một Phần
Điều có thể khẳng định là nguyệt thực một phần cũng xảy ra chỉ khi mặt trăng, mặt trời và trái đất cùng gần nằm trên một đường thẳng, lúc này mặt trời chỉ che đi một phần của mặt trăng hoặc nó có thể xảy ra sau nguyệt thực toàn phần, mặt trời từ từ đi ra khỏi mặt trăng. Thời gian nguyệt thực 1 phần có thể kéo dài tới 6 giờ.
3. Nguyệt Thực Nửa Tối
Nguyệt thực nửa tối xảy ra khi mặt trăng đi vào vùng tối của trái đất và ánh sáng của mặt trời tới mặt trăng sẽ bị che đi không nhiều khiến cho hiện tượng này khó quan sát bằng mắt thường.
4. Nguyệt Thực Selenlion
Trong trường hợp cả mặt trăng và mặt trời đều bị che khuất thì ở trái đất sẽ có thể quan sát hiện tượng Selenlion trong khoảng thời gian ngắn, điều này sẽ xuất hiện trước khi tối (hoàng hôn) hay sau khi bình minh. Nó còn được gọi với cái tên thiên thực ngang. Lúc này nguyệt thực khó quan sát hơn vào lúc tối hoặc đêm.
III. Bao Lâu Lại Có Nguyệt Thực?
Nguyệt thực xảy ra khi nào đã có câu trả lời còn bao lâu lại có nguyệt thực chúng ta sẽ cùng tìm hiểu tiếp. Theo thống kê có 4 lần nhật – nguyệt thực xảy ra, có thể là 2 lần nguyệt thực, 2 lần nhật thực, nó cũng có thể xảy ra 7 lần nguyệt hay nhật thực một năm.
Theo thống kê từ thì chúng ta đã có khoảng 7718 lần nguyệt thực, mỗi năm nó có thể có từ 0 đến 3 lần, các nguyệt thực toàn phần xảy ra ít hơn nguyệt thực một phần.
Thực tế cho thấy nguyệt thực xảy ra ít hơn nhật thực toàn phần thế nhưng mọi người lại thường biết tới nguyệt thực nhiều hơn, điều này bởi nguyệt thực dễ dàng quan sát cũng thời gian diễn ra lâu hơn nhật thực.
IV. Cách Quan Sát Nguyệt Thực
Nguyệt thực toàn phần và các loại nguyệt thực khác hoàn toàn có thể quan sát bằng mắt rất dễ dàng và an toàn, Nếu có các loại kính phóng đại hay ống nhòm thì việc quan sát sẽ dễ dàng hơn. Thế nhưng, bạn chỉ có thể thấy hiện tượng kỳ thú này trong những ngày có trăng và ít mây nhé.
Các nhà thiên văn nghiệp dư cũng đã sử dụng danh sách các miệng hố trên bề mặt của mặt trăng để tính toán thời gian các miệng hố này đi vào và đi ra bóng tối của trái đất, việc này có thể giúp đo sợ mở rộng tầng khí quyền của trái đất.
V. Nguyệt Thực Trong Thần Thoại
Rất nhiều nền văn hóa trên thế giới có những huyền thoại liên quan hoặc từ nguyệt thực mà có, nó cho thấy hiện tượng thiên nhiên này luôn được chú ý, quan sát và rất được tín ngưỡng. Với người Ai Cập cổ đại họ cho rằng nguyệt thực chính là hình ảnh một chú lợn nái ăn mặt trăng với thời gian ngắn, hay nó còn do một số loài động vật khác ăn như báo đốm Mỹ theo các nền văn hóa khác.
Theo truyền thuyết, những ngày có nhật thực hay còn được gọi là trăng máu là ngày có những ma quỷ ngự trị, thế giới đen tối trỗi dậy có thể gây ra nhiều điều xấu, nó còn là hiện thân cho quỷ dữ bởi những ngày trăng máu chúng có thêm sức mạnh mà không ai có thể chống lại.