12 Tác Dụng Của Lá Sung Với Sức Khỏe
Tác dụng của lá sung không chỉ đơn giản là một vị “rau sống” ăn kèm trong các món ăn mà còn có công dụng chữa bệnh. Dưới đây là tổng hợp một số công dụng của lá sung đối với sức khỏe của con người.
Dùng các loại là cây để phòng tránh và chữa bệnh từ xưa đến nay đã được cha ông ta sử dụng rất rộng rãi, điển hinh như : Tác dụng của lá tía tô , tác dụng của lá trầu không , lá vối hay tác dụng của lá ổi … đặc biệt là lá sung.
Cây sung được trồng khá nhiều ở vùng nông thôn nước ta để lấy bóng mát lại vừa có thể sử dụng phần quả và lá sung. Lá sung có rất nhiều công dụng, đặc biệt là những lá có nốt sần, hay còn gọi là lá sung cóc.
Còn quả sung có vị ngọt nhẹ, tính bình, có tác dụng tốt trong việc làm sạch đường ruột, giúp tăng cường hệ tiêu hóa, giải độc…Lá sung cũng có tác dụng lớn trong việc chữa trị các bệnh lở loét ngoài da, mẩn ngứa.
I. Công Dụng Của Lá Sung Có Thể Chữa Được Nhiều Bệnh
Trị bệnh giời leo: Đây là một trong những tác dụng của lá sung được khá nhiều người áp dụng. Cách làm lạ bạn hãy lấy lá sung rửa sạch, cắt nhỏ, sau đó thêm chút giấm ăn và giã nhuyễn rồi đắp vào chỗ bị bệnh. Sau 1-2 ngày sẽ khỏi bệnh.
Chữa sốt, cúm đau nhức: Để điều trị chứng bệnh này bạn cần lấy lá sung cóc, lá chanh, tỏi, nghệ, với tỉ lệ bằng nhau. Sau đó sắc lấy nước đặc để uống. Sau khi uống thì đắp chăn cho ra mồ hôi rồi lau sạch. Lưu ý: Nếu mồ hôi ra nhiều thì uống nguội, ngược lại ra ít thì uống nóng.
Công dụng của lá sung còn có thể chữa mụn cơm (mụn cóc): Bạn có thể dùng lá hoặc cành sung, lấy nhựa bôi trực tiếp vào mụn cơm (bằng cách dùng dao cắt hoặc khía cho nhựa rỉ ra), ngày bôi 2 lần. Sau khoảng 5-6 ngày là mụn sẽ rụng.
Có tác dụng như thuốc lợi sữa: Hẳn nhiều người còn chưa biết tác dụng lá sung trong việc giúp lợi sữa cho các mẹ có con nhỏ. Cách dùng là lấy loại lá sung cóc 100g, chân giò lợn 1 cái, 50g đu đủ non, 50g mít non, 10g lõi thông thảo, hạt mùi để sống 5g, 100g gạo nếp. Tất cả đem thái nhỏ và nấu thành cháo cho thật nhừ, tiến hành ăn làm 1 – 2 lần trong ngày.
Chữa bị thương, bong gân, sai khớp: Lá bàng, lá mua, lá sung vú, lá cỏ xước, lá cứt lợn, tất cả đem giã nhỏ, thêm ít rượu và đắp vào chỗ đau.
Công dụng của lá sung giúp chữa tưa lưỡi: Sử dụng loại lá sung cóc cùng với lá mít, theo tỉ lệ 1:1, phơi khô, đốt cháy và tán mịnrồi hòa với mật ong, bôi ngày 3 lần.
Chữa gan nóng, vàng da: Bạn cần chuẩn bị 30g lá sung cóc, nhân trần 30g, 20g kê huyết đằng, sâm đại hành 20g, rau má 50g. Tất cả đem sắc và uống trong ngày thay nước chè.
Giảm bớt cơn hen: Bạn hòa một thìa mật ong cùng với 5 giọt nhựa sung sau đó cho uống thì sẽ có hiệu quả.
Lá sung cũng có tác dụng chữa bệnh tiểu đường: Nấu nước lá sung và uống thay nước hàng ngày. Để tu được kết quả tốt nhất, bạn có thể sử dụng thêm tỏi, nên sử dụng 2-3 tép tỏi đen mỗi ngày.
Tác dụng lá sung giúp chữa bỏng: Bạn tiến hành phơi khô lá sung rồi đem tán thành bột và hòa với mỡ chó rồi mỗi ngày bôi nhiều lần lên vết thương.
Lá sung có thể chữa bệnh phong thấp, sản phụ sau sinh thiếu sữa, sốt rét: Bạn hãy lấy lá sung rửa sạch rồi đun lấy nước để uống hằng ngày.
Trị chứng nhức đầu: Cách làm là hãy phết nhựa sung vào một tờ giấy mỏng rồi rồi đắp lên 2 thái dương. Bạn cũng có thể ăn cùng lá sung non trước khi đi ngủ để nhanh thu được kết quả.
Dùng lá sung để chữa tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh: Bạn cần chuẩn bị lá sung và lá mít phơi khô, sau đó đem đốt cháy và lấy phần tro tán mịn rồi hòa với mật ong bôi lên lưỡi bé ngày 3 lần sẽ có tác dụng.
Trên đây là tổng hợp tất cả những công dụng của lá sung trong việc điều trị và khắc phục một số tình trạng liên quan đến sức khỏe con người. Hi vọng có thể giúp bạn áp dụng khi cần thiết để đảm bảo sức khỏe của người thân và gia đình.