Văn Hóa là gì? Tông Quan Kiến Thức Về Văn Hóa Xã Hội

Nếu như bạn chưa hiểu rõ khái niệm Văn hóa là gì? thì bài viết này sẽ cho bạn câu trả lời chính xác nhất về Văn Hóa và những kiến thức hay về Văn Hóa – Xã Hội.

 

Văn Hóa là gì? Tông Quan Kiến Thức Về Văn Hóa Xã Hội

Nhà biên soạn Huỳnh Ngọc Thu đã viết. văn hóa chính là một sản phẩm của con người tạo ra trong quá trình tồn tại qua hàng nghìn, hàng trăm thậm chí hàng thế kỷ, văn hóa chính là một hệ quả trong tiến trình tiến hóa của loài người. Văn hóa cũng là cái để so sánh sự khác biệt của loài người với thế giới sinh vật, động vật cùng tồn tại trên trái đất. Thế nhưng, khái niệm văn hóa là gì? vẫn luôn có sự tranh cãi cũng như chưa có định nghĩa chính xác nhất.

Khái niệm văn hóa quá rộng lớn, nó thâu tóm và xuất hiện rất nhiều trong cuộc sống, nó xuất hiện ở nhiều bộ phim, câu chuyện, tờ báo hay chương trình tin tức, truyền hình. Thế nhưng, để hiểu đúng về khái niệm này thì tôi dám chắc rất ít người có đủ tầm để hiểu và nghiên cứu được.

I. Văn Hóa Là Gì?

Rất nhiều chuyên gia đã từng nói, văn hóa là một khái niệm quá rộng lớn, nó thậm chí có rất nhiều cách hiểu khác nhau, văn hóa liên quan mật thiết tới mọi mặt của đời sống của con người trên phương diện cả vật chất lẫn tinh thần.

Cũng tương tự với văn hóa theo cách hiểu của ngôn ngữ phương Tây, từ văn hóa là động từ Latin colere là colo nó được hiểu là các tạo dựng trong việc trồng trọt hay chăm sóc, nghĩa thứ 2 là cầu cúng. Với từ văn hóa của tiếng Việt nó được lấy từ Nhật Bản và nó được định nghĩa theo phương tây.

Vậy, theo cách hiểu đơn giản nhất, văn hóa là gì? Văn hóa chính là một biểu hiện cho trình độ về sự phát triển tương ứng với từng thời kỳ của lịch sử, nó chính là những giá trị vật chất, những giá trị về tinh thần được con người lao động mà tạo ra.

II. Bản Sắc Văn Hóa Là Gì?

Bản Sắc Văn Hóa Là Gì?

Bạn đã từng nghe bản sắc văn hóa Việt nhưng có lẽ chưa bao giờ tìm hiểu xem bản sắc văn hóa là gì? Hoạt động của con người trong xã hội có 2 loại hoạt động là sản xuất tinh thần và sản xuất vật chất, cũng chính bởi vậy mà văn hóa chính là sự cộng dồn của văn hóa tinh thần cùng văn hóa vật chất, chúng luôn tồn tại song song, cùng phát triển và có đủ cả 2 mới tạo ra nền văn hóa hay bản sắc văn hóa của một vùng, một dân tộc, một đất nước.

Văn hóa là cuộc sống, cuộc sống là văn hóa, văn hóa tồn tại khi con người tồn tại và khi tồn tại con người tạo ra văn hóa. Văn hóa tinh thần sẽ là những sáng tạo tinh thần làm cho cuộc sống thêm vui, hạnh phúc như nhạc, thơ văn …..câu đối, ca dao…..nó không có hình thù, cũng không chạm vào được nhưng chính chúng tạo nên một nét riêng không lẫn vào nhau. Chính những giá trị tinh thần được tạo ra nó vô cùng cần thiết cho hoạt động tinh thần của mỗi người, nó hiện chi phối cuộc sống về các mặt như kỹ năng sống, các ứng xử ….tất cả những giá trị tinh thần về nghệ thuật, khoa học được con người tạo do nhu cầu của con người, nó phục vụ cho thị hiếu của con người.

Đối với văn hóa vật chất nó chính là tổng thể sự sáng tạo của con người bằng hiện vật cụ thể có thể nhìn, cầm nắm.

Văn hóa chính là sản phẩm của con người thông minh, tại sao lại là con người thông minh? bởi lẽ con người được hình thành theo các giai đoạn tiến hóa, trước khi tiến tới hiện tại, con người đã từng là con người cổ đại, chưa biết sáng tạo ra nhiều máy móc thiết bị. Và tất nhiên, họ chưa ý thức được cuộc sống thế nhưng con người hiện đại đã có thể làm nhiều thứ và tạo ra một xã hội hiện đại. Con người hiện đại dùng trí thông minh của mình để chi phối tự nhiên chứ không dùng bản năng, cho tới lúc này con người sử dụng văn hóa để sống, làm việc chứ không phải bản năng làm theo bản năng.

Không có bất kỳ loài động vật nào có khả năng sáng tạo trong việc định hình thế giới và duy nhất có con người thông minh mới sống dựa vào văn hóa mình tạo ra, những con người khi đã tạo ra văn hóa thì những thế hệ sau sẽ tiếp thu và gìn giữ để những thế hệ sau có thể sử dụng.

III. Cơ Cấu Của Văn Hóa

1. Giá Trị Văn Hóa

Trong văn hóa giá trị được quy vào các biểu hiện của con người như: những trách nhiệm, mối quan tâm, những mong muốn hay ác cảm, sở thích, bổn phận hay nhu cầu …..Cũng chính vì nó có quá nhiều biểu hiện và có những biểu hiện không thể diễn tả bằng lời nói nên rất khó để xác định được chính xác có bao nhiêu giá trị trong văn hóa được thừa nhận. Tất cả chúng đều ảnh hưởng tới hành vi lựa chọn của con người và bất kể cái gì tốt, cái gì xấu đều có giá trị của nó, tùy thuộc vào mỗi người nhìn nhận và đánh giá , cái mà ta cho là thích cái ta nói là cần.

Thực chất giá trị chưa có thước đo mà nó luôn thay đổi và đôi khi chúng còn có sự xung đột giữa cá nhân và nhóm cộng đồng như sự thành công của bản thân với thành công của cộng đồng. Cũng chính vì vậy mà giá trị của văn hóa cũng chính là những thứ mà thông qua đó con người có thể biết được họ muốn điều gì và không muốn điều gì, họ biết được cái gì tốt cái gì không tốt …

Mỗi người sẽ tự cho mình một quan điểm riêng của bản thân và trong quá trình sống mỗi người sẽ học tập những văn hóa đó từ nhiều nguồn như: nhà trường, gia đình, giao tiếp trong xã hội …. cũng từ việc học hỏi văn hóa đó nó sẽ giúp chi phối, điều tiết các hành động sao cho phù hợp hay không với văn hóa. Giá trị của văn hóa do từng cá nhân đánh giá và nhìn nhận và tất nhiên sự đánh giá không bao giờ là giống nhau, sự khác nhau thậm chí có rất nhiều cái khác nhau nhưng chung quy lại sự bình đẳng, tự do, hạnh phúc chính là những cái nhiều người thừa nhận và cho là đúng.

2. Chuẩn Mực Của văn Hóa

Chuẩn Mực Của văn Hóa

Văn hóa là tất cả những gì con người tạo ra, cũng chính vì như vậy mà văn hóa có những chuẩn mực riêng áp dụng và không áp dụng vào pháp luật. Nói như vậy có nghĩa, pháp luật là những quy chế phải được tuân thủ theo văn hóa còn những chuẩn mực không theo pháp luật cưỡng chế nếu vi phạm cũng bị xã hội không hài lòng.

Chuẩn mực văn hóa chính là hệ thống các quy tắc chung được sử dụng cho 1 tập thể, một dân tộc khi có chung nền văn hóa, nó còn là yêu cầu hay mong đợi được sử dụng, áp dụng. Chuẩn mực có thể bằng lý hiệu, lời nói hay biểu tượng mà xã hội sẽ nhìn vào đó để xem xét, đánh giá một người.

Chuẩn mực trong văn hóa xét trên 1 góc độ nó là những tập tục cổ truyền như tục làm bánh chưng ngày tết, tục đi chúc tết các gia đình 3 ngày đầu năm mới. Có những chuẩn mực được đưa lên thành đạo đức làm gương cho mọi người làm theo, những chuẩn mực về đạo đức này pháp luật quy định và hỗ trợ giúp cho trật tự xã hội ổn định và điều hướng hành vi con người như hành vi trộm cắp tài sản, pháp luật sẽ xử phạt và cưỡng chế người cho những hành vi này đồng thời xã hội sẽ coi đó là hành vi xấu bị cả xã hội lên án.

Bằng chính phản ứng của xã hội tới các hành động văn hóa tích cực hay tiêu cực chính là cơ sở để kiểm soát xã hội, và tất nhiên những cái nhiều người cho là đúng sẽ trở thành văn hóa, nếu không làm theo bạn sẽ bị cả xã hội quay lưng hoặc tẩy chay.

3. Mục Tiêu Của Văn Hóa

Tổng quan kiến thức về văn hóa xã hội chính là cái nhìn nhiều chiều vào văn hóa, cách đánh giá, cảm nhận của từng người, trong số đó có rất ít được quy định theo pháp luật hiện hành. Và tất cả những văn hóa đều hướng tới các mục tiêu riêng và mục tiêu chung, nó được gọi là mục tiêu văn hóa.

BÌNH LUẬN FACEBOOK

bình luân