Ý Nghĩa Sâu Sắc Của Ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11
Ngày 20/11 hàng năm có là dịp để các em học sinh thể hiện lòng tri ân, biết ơn của mình đến với các thầy cô giáo. Một ngày ý nghĩa đối với toàn ngành giáo dục nước ta nhưng ít ai biết đến lịch sử của ngày này.
I. Lịch Sử Hình Thành Ngày Nhà Giáo
Một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập ở thủ đô nước Pháp đã lấy tên là Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục vào tháng 7 năm 1946 (tiếng Pháp: Fédération Internationale Syndicale des Enseignants – FISE).
Vào năm 1949, tại một hội nghị lớn ở Warszawa (thủ đô của Ba Lan), Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục đã chính thức công bố ra bản “Hiến chương các nhà giáo” gồm 15 chương.
Bản hiến chương được ra đời với mục đích đổi mới nền giáo ngày một phát triển, đấu tranh chống lại mọi quan điểm với phương pháp giáo dục lạc hậu, phản giáo dục, những ý kiến quan điểm chống lại nền giáo dục. Bản hiến chương ra đời nhằm tôn vinh giữ gìn những nét đẹp, bảo vệ quyền lợi, tinh thần đáng quý của các nhà giáo. Và có nhiều quy định đối với các nhà giáo cùng với đó nó cũng khẳng định vị trí quan trọng của nghề dạy học và những người dạy học.
Năm 1953, công đoàn giáo dục Việt Nam chính thức trở thành một thành viên của FISE. Trong cuộc họp của FISE từ ngày 26 đến ngày 30 tháng 8 năm 1957 tại Warszawa đã lấy ngày 20/11 năm 1958 là ngày ” Quốc tế hiến chương các nhà giáo ” đây cũng là ngày nhà giáo Việt Nam đầu tiên.
Từ năm 2018 đến nay thì cứ tới ngày 20/11 chúng ta lại hân hoan tổ chức cho các thầy cô giáo. Ngày nhà giáo cũng là một kỷ niệm đáng nhớ trong lứa tuổi học trò, ngày các em thể hiện lòng biết ơn, tri ân tới những người dạy chúng ta cái chữ, dạy chúng ta cách ăn, cách nói… Bên cạnh đó ngày 20/11 hàng năm các cơ quan tiểu ban giáo dục thường xuất bản một số tập san để cổ vũ tinh thần đấu tranh của giáo giới.
Ngày nhà giáo được tổ chức ngày 20/11 hàng năm do ủy ban nhân dân và các cấp cao trong ngành giáo dục, có sự phối hợp với các ngành giáo dục và các đoàn thể nhân dân. Các cấp các ngành đi thăm hỏi và trao thưởng với những giáo viên có thành tích tốt trong năm học vừa qua.
II. Ý Nghĩa Ngày 20/11
Ngày nhà giáo Việt Nam được coi là ngày kỷ niệm được tổ chức vào ngày 20/11 hàng năm tại Việt Nam để thể hiện lòng tri ân, biết ơn tới các thầy cô giáo. Là ngày lễ hội của ngành giáo dục nước ta , ngày ” Tôn sư trọng đạo ” nhằm tôn vinh tới những người dạy học, trong ngành nhà giáo.
Là ngày tôn vinh ngành giáo dục nhưng ít ai biết được ý nghĩa ngày 20/11, vì sao ngày 20/11 lại được chọn là ngày nhà giáo Việt Nam. Ngày 20/11/1958 , ngày nhà giáo đầu tiên không những được tổ chức tại Hà Nội mà nó còn được diễn ra ở nhiều nơi khác ở các các vùng biên giới hải đảo.
Dù là đồng bằng hay vùng núi thì ngày đó đều có những hoạt động phong phú tại các trường học trên các địa bàn, khu vực sinh sống của mình. Ngày này là ngày biết ơn tới các thầy cô giáo và thường các em học sinh sẽ mua hoa tặng hoặc biếu quà, vào dịp này thì ngành giáo dục cũng tổng quan đánh giá lại những hoạt động và lên kế hoạch cho các năm tiếp theo.
Ngày 20/11 cũng là ngày có hàng nghìn lá thư từ các em học sinh viết gửi tới Bác Hồ, Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng, Chính Phủ, Bộ Giáo… với lời hứa quyết tâm học tập và rèn luyện, phấn đấu tốt để sau này giúp ích xây dựng đất nước ngày một vững mạnh.
Hàng năm thì ngày nhà giáo được tổ chức sớm hơn ngày 20/11 đã trở thành ngày hội truyền thống của ngành giáo dục Việt Nam. Phù hợp với truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, những nét đẹp truyền thống này cần được giữ gìn và bảo vệ để không bị mai mòn.
Ngày 20/11 thật có ý nghĩa đối với chúng ta, là dịp để các thế hệ học trò được bày tỏ lòng tri ân biết ơn sâu sắc tới những người thầy giáo để mọi ngành, mọi nghề trên toàn nước chia sẻ niềm vui, tri ân với những người có công lao to lớn trong nền giáo dục nước ta và sự nghiệp trồng người cao cả để giúp xây dựng đất nước ngày càng phát triển hơn.