Lịch Sử và Ý Nghĩa Của Ngày Thành Lập Quân Đội Nhân Dân Việt Nam

Quân đội nhân dân Việt Nam là một trong những lực lượng quan trọng trong công cuộc bảo vệ an ninh tổ quốc. Thế nhưng ít ai biết được ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam là ngày nào? Nó có ý nghĩa như nào. Để hiểu rõ hơn chúng ta cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé.

 

Lịch Sử và Ý Nghĩa Của Ngày Thành Lập Quân Đội Nhân Dân Việt Nam

I. Lịch Sử Hình Thành Ngày Quân Đội Nhân Dân Việt Nam

Ngày 22/12/1944 là một ngày đánh dấu lịch sử của quân đội nhân dân Việt Nam, để thực hiện theo chủ trương của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng thì đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân được thành lập. Ngày đó cũng trở thành ngày có ý nghĩa lịch sử trọng đại, ngày truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Vào tháng 12/1994, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra chỉ thị thành lập ngay Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. Cái tên ” Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân” đã nhấn mạnh ý nghĩa chính trị có tầm quan trọng hơn quân sự. Với cái tên này nó cũng khẳng định đây là thời điểm bắt đầu của giải phóng quân, thể hiện chí quyết tâm, quyết thắng của dân tộc ta.
Bởi thế vào ngày 22/12/1944 tại khu rừng nằm giữa hai tổng Trần Hưng Đạo và Hoàng Hoa Thám ở châu Nguyên Bình đã chính thức thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân gồm 3 tiểu đội có 34 chiến sĩ đến từ các nơi như Cao – Bắc – Lạng. Từ đó, ngày 22/12 hàng năm được coi là ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam.

34 chiến sĩ trong Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng ở các tầng lớp nhân dân khác nhau, đều là những người bị áp bức và họ là những người có lòng yêu nước, có tinh thần quyết tâm, quyết chiến, quyết thắng, căm thù quân địch rất còn giúp họ gắn kết thành lập với nhau thành một đội.

Đồng chí Hoàng Sâm và đồng chí Võ Nguyên Giáp lần lượt được giao 2 vị trí chỉ huy quan trọng trong Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. Đồng chí Hoàng Sâm được giao làm đội trưởng và đồng chí Võ Nguyên Giáp trực tiếp chỉ huy. Đây được coi là đơn vị tiền thân quan trọng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Dưới sự chứng kiến của toàn dân và lá cờ tổ quốc, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân đã đọc 10 lời tuyên thệ và xin thề quyết tâm chiến thắng. Đây cũng là dấu mốc lịch sử và có ý nghĩa quan trọng đối với Quân đội nhân dân Việt Nam.

Lịch Sử Hình Thành Ngày Quân Đội Nhân Dân Việt Nam

Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân ngắn nhưng súc tích và đầy ý nghĩa. Thành lập với nhiều chính sách đường lối đúng đắn như các vấn đề: Kháng chiến toàn dân, tuyên truyền động viên toàn dân kháng chiến, xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng, kết hợp giữa chính trị và quân sự, thành lập đội quân có tinh thần dũng cảm quyết chiến quyết thắng.

Trích lại đoạn Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: ” Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân là một đội đàn anh dũng cảm mong nhanh có những đội đàn em dũng cảm khác. Quy mô nó còn nhỏ nhưng tiền đồ của nó rất lớn mạnh và vững vàng. Đây là khởi điểm của thời kỳ Giải phóng quân, nó có thể đi suốt từ Nam chí Bắc, khắp đất nước Việt Nam chúng ta”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt tên gọi ” Quân đội nhân dân ” với một ý nghĩa sâu sắc là quân đội nhân dân từ dân mà ra, vì nhân dân phục vụ.

II. Ý Nghĩa Của Ngày Thành Lập Quân Đội Nhân Dân Việt Nam

Từ đó ngày 22/12 được chọn làm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.

Thực hiện theo chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “chắc chắn phải thắng trận đầu”,  với chỉ thị đó thì sau khi thành lập, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân đã quyết tâm và đã thành công hạ đồn Phay Khắt (24/12) và Nà Ngần (25/12/1944) trong hoàn cảnh ăn chốc lát đánh hăng say cả ngày.

Với diễn biến tốt của những trận thắng đầu tay thì sau một tuần Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân đã phát triển khi thành lập được 3 trung đội làm bộ máy quan trọng trong công tác tuyên truyền, hạ địch, đội Cao – Bắc – Lạng là cơ sở vững chắc.

Những chiến thắng đầu tay và sự phát triển của Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân là một dấu hiệu tốt đẹp cho những ngày đầu thành lập quân đội nhân dân Việt Nam. Với đà phát triển thì trong công cuộc tổng khởi nghĩa tháng Tám, Việt Nam giải phóng quân đã nắm vai trò quan trọng, là lực lượng thiết yếu do đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ huy và là dấu ấn cho sự mở đầu khởi nghĩa toàn quốc.

Với tinh thần dũng cảm, quyết tâm dành độc lập cho đất nước thì sau 15 chiến đấu quân ta đã đánh bại ách đế quốc thực dân và chế độ phong kiến của chúng. Ngày 2/9/1945 nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam được thành lập với lực lượng quân đội tinh nhuệ, đánh dấu thời kỳ của quân đội nhân dân Việt Nam.

Theo quyết định của Ban bí thư Trung ương Đảng và quyết định của Chính phủ năm 1989 thì ngày 22/12 hàng năm sẽ  là ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam và cũng là ngày hội Quốc phòng toàn dân.

Từ đó, mỗi năm, cứ đến ngày này, toàn dân Việt Nam lại tổ chức các hoạt động hướng vào chủ

Cứ hàng năm đến ngày 22/12 toàn dân nước ta lại tưng bừng tổ chức các hoạt động về đề quốc phòng và quân đội, nhằm ghi nhớ, tuyên truyền sâu rộng truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc với phẩm chất bộ đội Cụ Hồ, giáo dục lòng yêu nước, yêu dân, với những lời động viên, phát triển lực lượng quốc phòng, để có một lực lượng quân đội vững mạnh bảo vệ Tổ quốc.

BÌNH LUẬN FACEBOOK

bình luân