Ý Nghĩa Và Lịch Sử Ngày Phụ Nữ Việt Nam 20-10
Rất nhiều người vẫn chưa biết về lịch sử ra đời cũng như ý nghĩa của ngày 20/10. Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, đây là ngày các chị em phụ nữ Việt Nam được tôn vinh một cách cao quý nhất vì những đóng góp của các chị trong xã hội
Nội dung bài viết
I. Lịch sử ngày 20/10 ngày Phụ nữ Việt Nam
Người phụ nữ Việt Nam sinh ra vốn là tại một đất nước với nền văn minh nông nghiệp là chủ yếu, trên nền tảng nghề trồng lúa nước và thủ công nghiệp nên phụ nữ Việt Nam đã trở thành lực lượng lao động chính trong nước ta hiện nay.
Cạnh đó, nước ta từ xưa luôn bị kẻ thù nhòm ngó và xâm lược, cuộc sống nghèo khổ. Do vậy mà người phụ nữ Việt Nam luôn có những bản sắc phong cách riêng: là người lao động cần cù, sáng tạo, thông minh; là những chiến sĩ chống giặc ngoại xâm rất kiên cường và dũng cảm; là người nắm vai trò quan trọng trong công cuộc giữ gìn, phát triển bản sắc và tinh hoa văn hoá dân tộc; là những người mẹ dịu hiền, trung hậu, đảm đang, là những người đã sản sinh ra những thế hệ anh hùng của dân tộc anh hùng.
Dưới chế độ giai cấp phân biệt, người phụ nữ Việt Nam là lớp những người luôn luôn bị áp bức, bóc lột, chịu nhiều sự bất công nhất trong các giai cấp nên trong tâm trí ai cũng có yêu cầu được giải phóng và sẵn sàng đi theo cách mạng. Từ thời kỳ chống thực dân Pháp xâm lược, những người phụ nữ Việt Nam đã tham gia đông đảo vào những phong trào như Cần Vương, Đông Kinh Nghĩa Thục, Đông Du. Hoàng Thị Ái, Thái Thị Bôi, Tôn Thị Quế, Nguyễn Thị Minh Khai… là những cái tên nổi tiếng đã tham gia vào các tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Từ năm 1927, đã có những tổ chức quần chúng bắt đầu được hình thành và thu hút đông đảo đến từ tầng lớp phụ nữ Việt Nam như: tổ chức Công Hội Đỏ, tổ chức Nông Hội Đỏ, các nhóm tương tế, học nghề và các tổ chức có tính chất riêng của phụ nữ như:
– Năm 1927, nhóm các chị Nguyễn Thị Minh Lãng, Nguyễn Thị Lưu, Nguyễn Thị Thủy là ba người chị em ở làng Phật Tích thuộc tỉnh Bắc Ninh, tham gia HộiThanh niên Cách mạng đồng chí, các chị đi tuyên truyền, xây dựng những tổ học nghề đăng ten và tổ học chữ.
– Nhóm chị Thái Thị Bôi có các chị Huỳnh Thuyên, Nguyễn Thị Hồng, Lê Trung Lương tham gia học tập và công tác tại trường nữ học Đồng Khánh tiền thân của trường Trưng Vương tại Hà Nội hiện nay.
– Năm 1928, chị Nguyễn Thị Phúc, Nguyễn Thị An cùng chị Nguyễn Thị Minh Khai tham gia công tác tại hội đỏ của Tân Việt. Nhóm các chị đã liên hệ với chị Thiu, chị Nhuận, chị Liên, chị Xân và thành lập tờ báo Phụ nữ Giải phóng ở Thành phố Vinh.
– Năm 1930, trong phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh ở Nghệ An, Hà Tĩnh có gần 13.000 chị tham gia nhóm những người phụ nữ giải phóng, cùng nhân dân đứng lên đấu tranh và thành lập chính quyền Xô Viết ở hơn 300 xã. Ngày 1/5/1930, chị Nguyễn Thị Thập đã đứng ra lãnh đạo cuộc đấu tranh của hơn 4.000 nông dân ở hai huyện Mỹ Tho và huyện Châu Thành, trong đó có rất nhiều phụ nữ tham gia.
– Mùng 3/2/1930, Đảng Cộng sản Đông Dương được thành lập, trong đó cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã ghi: “Nam nữ bình quyền”. Đảng ta đã sớm nhận rõ những người phụ nữ Việt Nam là lực lượng cực kỳ quan trọng của cách mạng giải phóng dân tộc và đã đề ra nhiệm vụ: “Đảng phải giải phóng phụ nữ gắn liền giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp với giải phóng phụ nữ”. Đảng cũng đã đặt ra mục tiêu: “Phụ nữ Việt Nam phải tham gia các đoàn thể cách và thành lập các tổ chức riêng cho phụ nữ để kéo tất cả tầng lớp phụ nữ đều tham gia cách mạng.
Chính vì vậy mà cho đến ngày 20/10/1930, Hội Liên hiệp Phụ nữ đã chính thức được thành lập. Đối với sự kiện lịch sử này đã thể hiện sâu sắc quan điểm của Đảng với vai trò quan trọng của phụ nữ trong cách mạng, trong các cuộc kháng chiến đối với các tổ chức phụ nữ và sự nghiệp giải phóng phụ nữ.
Ngày 20/10/1930, Hội phụ nữ phản đế Việt Nam được thành lập. Do đó, các lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam đã quyết định, chọn ngày 20 tháng 10 hằng năm làm ngày truyền thống của tổ chức phụ nữ này, đồng thời cũng quyết định đây là ngày lễ kỉ niệm và tôn vinh phụ nữ Việt Nam, và được lấy tên gọi là “Ngày Phụ nữ Việt Nam”.
Kể từ đó, những người phụ nữ Việt Nam dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng đã phá tan chế độ phong kiến giai cấp, đánh dấu mốc lịch sử vô cùng đặc biệt trong vấn đề về quyền bình đẳng giới đã được xác lập và định chế bằng Hiến pháp và Pháp luật. Nhân dân Việt Nam là những người nắm quyền hết thảy. Phụ nữ nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa có quyền được bình đẳng với nam giới về mọi mặt như sinh hoạt xã hội, chính trị, kinh tế, văn hóa và gia đình.
Hồ chủ tịch luôn coi sự nghiệp giải phóng phụ nữ là hàng đầu cùng với gắn liền sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa, cho đến nay những người phụ nữ đã bình đẳng với nam giới về quyền hạn và nghĩa vụ cả trong gia đình và trong xã hội. Như vậy có thể nói, dựa trên những cơ sở pháp lý đó mà đã thật sự mở ra được những cơ hội mới cho người phụ nữ Việt Nam trên con đường phát triển. Có rất nhiều công ty và xí nghiệp có sự uy tín và tin cậy trên thị trường kể cả trong nước và quốc tế do những người phụ nữ lãnh đạo. Nhiều chị em đã nhận được những giải thưởng rất cao quý của Nhà nước. Nữ lao động trong nhiều ngành cũng đã được công nhận là có chất lượng và chuyên môn kỹ thuật tốt. Phụ nữ tham gia lãnh đạo trong chính trị như trong các cơ quan Ðảng, Nhà nước và các đoàn thể xã hội ngày càng nhiều.
Từ những cơ sở ấy mà ý nghĩa của tam tòng tứ đức trong cuộc sống hiện nay cũng như thân phận, địa vị người phụ nữ Việt Nam đã hoàn toàn được đổi mới. Cũng là tòng phụ nhưng ngày nay chỉ đơn giản là hiểu lễ phép, kính trên nhường dưới, biết nghe lời cha mẹ, hiếu thảo với ông bà, không cần phải mang nội dung của thói gia trưởng, với quyền lực tuyệt đối mang tính áp đặt thuộc về đàn ông lớn nhất trong gia đình.
Ngày nay, những người con cái cũng đều có quyền tham gia bàn bạc cùng cha mẹ những vấn đề liên quan đến gia đình. Tòng phu tòng phụ cũng không còn là chuyện ép duyên, ép gả, ép bán con gái nữa. Hôn nhân ngày nay đã được xây dựng trên cơ sở tình yêu đôi bên tự nguyện. Ngày nay cũng không nhất thiết là người con dâu bắt buộc phải chung sống cùng gia đình nhà chồng nữa. Chính vì thế mà hệ trẻ ngày nay càng ngày càng năng động và đầy tính tự lập. Hơn nữa, mẫu gia đình hạt nhân hiện nay cũng đang có xu hướng phát triển mạnh mẽ. Bố mẹ không nhất thiết phải ở với con trai, tất cả đã được pháp luật, sự tiến bộ của nhận thức quy định và bảo vệ.
II. Ý Nghĩa Ngày Phụ Nữ Việt Nam 20/10
Ngày Phụ nữ Việt Nam là một ngày lễ, ngày kỷ niệm để nhằm tôn vinh những giá trị mà phụ nữ Việt Nam đã cống hiến cho xã hội, hàng năm ở Việt Nam thường được diễn ra vào ngày 20 tháng 10. Vào ngày này, những người phụ nữ Việt Nam, cũng như những phụ nữ khác ở các nơi trên thế giới được nhiều người quan tâm và tôn vinh dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng thường làm nhất vẫn bằng cách tặng hoa hồng hay thiệp chúc mừng, có đôi khi là những bộ quần áo.
III. Những Hoạt Động Kỷ Niệm Ngày 20/10
Vào ngày này, hoạt động kỷ niệm chào mừng ngày 20 tháng 10 tại Việt Nam được diễn ra một cách đặc biệt, nhiều hoạt động liên quan đến phụ nữ đã cũng diễn ra nhằm vinh danh, tôn vinh nữ giới;các cơ quan, công ty đã tổ chức các lễ trao giải thưởng cho những người phụ nữ xuất sắc hoặc đã đạt thành tích nào đó trong một số lãnh vực.
Các chương trình, hoạt động văn nghệ ca nhạc để kỷ niệm ngày 20 tháng 10 cũng được các tổ chức và truyền hình tuyên truyền nhiều, sẽ có nơi mời một số ca sĩ nổi tiếng cả trong và ngoài nước để tham gia trình diễn, hát các bài hát về chủ đề tình yêu và phụ nữ và thường được mọi người rất nhiệt liệt chào đón.
Trong ngày này, quà tặng là thứ mà rất nhiều người tìm kiếm, nhất là hoa tươi và những đồ trang sức trông rất đa dạng và sôi động, cũng người sẵn sàng bỏ ra một số tiền lớn chỉ để có được một món quà thật đặc biệt dành tặng cho người mình thương, người mình quan tâm cũng trong ngày 20 tháng 10.
Qua bài viết này, mình cũng hy vọng các bạn đọc giả đã phần nào hiểu được ý nghĩa và nguồn gốc của ngày Phụ nữ Việt Nam 20-10. Chúc toàn thể các chị em nhân ngày 20/10 có thêm xinh đẹp, hạnh phúc và luôn là những độc giả đáng yêu của Bầu Trời Tri Thức.